Category Archives: Thời sự

‘GÓP Ý’ về MỘT GÓP Ý ~ Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

GÓP Ý về MỘT GÓP Ý

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

HaTienNhat

Nhà văn Duyên Lãng

Hà Tiến Nhất

Mới đây, tác giả Lê Tường An có phổ biến một bài viết mà ông gọi là “Một Góp Ý” để góp ý với bài viết của Ls Lê Duy San về vấn đề “Có Nên Tranh Luận với CS hay Việt Gian Cộng Sản Không? Vì vấn đề liên quan đến một số quí vị mà từ lâu, chúng tôi vẫn kính trọng về tuổi đời, tư cách, địa vị xã hội, trí thức, và nhất là tinh thần chống cộng, đặc biệt là Ls Lê Duy San với chúng tôi là chỗ thân tình, cho nên chúng tôi không dám quan trọng hóa vấn đề thành ra là một cuộc tranh luận hay tranh cãi, mà chỉ đóng góp thêm một vài ý kiến mong làm sáng tỏ thêm bài góp ý của ông Lê Tường An.

Trên nguyên tắc, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của qúi vị là không nên tranh luận với Việt gian CS. Tôi còn muốn khẳng định thêm rằng, tranh luận với CS thà rằng lý sự với đầu gối còn hơn. Kinh nghiệm cho thấy, VGCS không bao giờ chịu chấp nhận dù nó thua. Lý do là vì kinh điển Marx không thừa nhận các khái niệm về sự thật và lẽ phải, chỉ có “CS phải thống trị thế giới”, thế thôi. Xin lấy một thí dụ, trong Hội Đàm Paris về vấn đề lập lại Hòa Bình ở VN, phái đoàn VNCH nêu ra vấn đề Bắc Việt đưa quân vào miền Nam để đòi, nếu Mỹ rút quân thì Bắc Việt cũng phải rút. Sự thật sờ sờ ra trước mắt mà CS Bắc Việt cãi và chối phăng. Cho đến khi VNCH trưng bằng cớ các tù binh CS miền Bắc bị bắt với tên tuổi, quê quán, đơn vị, chứng từ, thì VGCS trả lời chầy cối rằng “Mỹ xâm lược VN cho nên bất cứ người VN nào và ở đâu cũng có quyền và bổn phận đánh đuổi Mỹ”. Thế là huề. Để chấm dứt việc tham gia cuộc  chiến, Mỹ đành phải thẩy lương tâm của mình cho chó ăn, chào thua cái lối tranh luận đó của VGCS, chịu đơn phương rút quân, ép VNCH ký vào Hiệp Định để cho quân xâm lược miền Bắc ở lại. Chuyện quan trọng trong vấn đề tranh luận hay không tranh luận là làm thế nào để nhận diện (identify) ra được tên A, tên B v.v. là Việt gian CS hay không là VGCS? Có nhiều chuyện rất ư là vô lý và trái khoáy hiện đang xẩy ra trong cộng đồng tỵ nạn của chúng ta, thí dụ như một kẻ tuyên bố công khai “chúng ta không nên lật đổ chế độ CSVN vì chế độ này được hàng trăm quốc gia trên thế giới công nhận …” lại được rất nhiều người mến mộ và cho là người chống cộng tích cực. Ngược lại, có người khác nói “tôi không chống cộng, chỉ chống bọn Việt gian bán nước” thì lại bị đổ lên đầu cái tội là CS nằm vùng. Hồ chí Minh và đảng CSVN ngày nay đã hiện nguyên hình là một lũ Việt gian bán nước. Chữ “Cộng Sản” chỉ còn là cái áo khoác ngoài của tên bán nước. Chúng ta chống cộng là tiêu diệt tên bán nước hay là chỉ cốt ý lột cái áo khoác ngoài của tên bán nước giục bỏ đi là xong chuyện? Không biết, trong hai người trên, ai là người thực sự chống cộng và ai là người mỵ chống cộng, ai là CS, ai QG? Nhận diện ra một tên VGCS trà trộn trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta là chuyện khó, nhưng không phải là không làm được. Nếu chúng ta bỏ đi đầu óc phe phái, trừ căn cái thói quen nhận định theo cảm tính, đặt vấn đề nhận diện trên cơ sở “Lập trường”, và căn cứ vào các hoạt động của kẻ mà chúng ta muốn tìm hiểu, chúng ta sẽ có thể giải quyết được vấn đề chính xác và không mấy khó khăn.

Có lẽ chúng ta không ai không thừa nhận rằng hiện nay CS trà trộn vào trong cộng đồng rất nhiều, trong hầu như tất cả mọi lãnh vực. Có người còn bảo là đông như kiến. Ở đây Ls Lê Duy San chỉ nêu ra vấn đề đấu tranh trong lãnh vực truyền thông (tranh luận), nên chúng tôi cũng chỉ xin giới hạn bài viết trong lãnh vực này.

Vấn đề của Ls San nêu ra được sự hưởng ứng nồng nhiệt của tác giả Lê Tường An. Ông An đề ra nhiều biện pháp cụ thể và thiết thực để tẩy chay việc tranh luận với VGCS. Điểm đáng lưu ý là sự góp ý của tác giả Lê Tường An còn được cựu đại tá Paul Vân trịnh trọng giới thiệu : “Thiết tưởng bài góp y’ của tác giả Lê Tường An và trích đoạn nhận định của những thức giả như Lê Duy San, Hương Saigon v.v .. đáng quan tâm và trân trọng”.

Nếu chỉ có phần đầu không thôi thì phải nói là bài “Một Góp Ý” của tác giả Lê Tường An đáng quan tâm và trân trọng thật. Nhưng – một chữ nhưng nghiệt ngã – phần sau của “Một Góp Ý” có thể nói lại là bản án của một phiên tòa chỉ có chánh thẩm và biện lý cuộc mà nạn nhân – trong đó có chúng tôi – bị vô cớ kết tội khi không hề tưởng mình là tội phạm. Chúng tôi xin được trích đăng lại nguyên văn phần hai này như sau:

Trong những ngày vừa qua tôi học được rất nhiều từ những người trẻ dấn thân như tác giả Hương Saigon (HSG) và Amie Nguyễn. Những người tuy trẻ, nhưng không khờ khạo hoặc kém kinh nghiệm. Ngược lại, họ có can đảm, kiến thức, và nhiệt tình với quốc gia dân tộc. Họ rất nhạy bén, nhanh nhẹn dấn thân đánh đổ ngay ngụy biện, và tính cách thiên lệch của tác giả, đập tan mối đe doạ cho tình đòan kết của người Việt QG.

Cũng như các đọc giả bình thường khác, trước kia tôi từng đọc và cảm thấy bị thuyết phục bởi các tác giả như Lữ Giang, Hà Tiến Nhất, Sơn Tùng, v.v. vì họ “viết có sách mách có chứng”. Nghĩa là những gì họ viết đều dựa vào tin tức, sách vở, hoặc do các giới chức tuyên bố. Vì không có thì giờ cũng như không có cơ hội để đọc tất cả mọi tài liệu, tôi nông cạn và hầu như chấp nhận những gì các tác giả nầy viết.

Sau khi đọc một số bài phản luận của HSG, tôi phải thú nhận rằng tôi đã“giác ngộ”. Nhờ những phản luận nầy mà tôi thấy rõ rằng không phải “viết có sách, mách có chứng” là lúc nào cũng đúng và chân thật. Theo ngôn ngữ của tác giả HSG, bài viết của Lữ Giang chẳng hạn, là lối viết “lộng giả thành chân”, và thiên lệch do lựa chọn (selection bias — chọn tài liệu theo lập trường của mình).

Thật vậy, thữ đọc lại một đoạn của Lữ Giang viết trên diễn đàn nầy:

“Trước 30.4.1975, Tổng Thống Thiệu không hề biết Mỹ đang làm gì và Việt Cộng đang làm gì, ngay cả Mỹ đem miền Nam giao cho Trung Quốc từ năm 1972 ông cũng không biết. Ông cứ suy nghĩ và hành động theo cảm tính, ôm chặt “Bốn Không” và nhìn vào số tiền viện trợ Mỹ để quyết định số phận của miền Nam: Mỹ viện trợ 2 tỷ, ta sẽ giữ cả miền Nam. Mỹ rút xuống còn 700 triệu, ta thu nhỏ lãnh thổ lại, chỉ giữ từ Tuy Hoà trở vàọ.. Ông làm như miền Nam là của Mỹ, ông chỉ là người lính đánh thuê! Kết quả, thi hành những ý nghĩ ngông cuồng và thô thiển của mình, ông đã làm mất miền Nam trong không đầy 40 ngày, gây ra vô số tang tóc cho các chiến sĩ và dân chúng. Trên tỉnh lộ số 7 từ Pleiku về Tuy Hoà và trên các đường từ Huế đến Sai Gòn nơi nào cũng vung vãi đầy xe tăng, đại pháo, súng ống, quần áo trận…, máu, nước mắt và mồ hôi! “ [Lữ Giang]

Tôi xin chép lại phản luận của HSG:

“Ông Lữ Giang viết một cách trơn tru như một chú học trò lém lỉnh kể lại cho thầy giáo nghe những gì đã xãy ra về một cuộc “uýnh lộn” trong giờ nghĩ. Ông đưa ra những cáo buộc nghiêm trọng mà không có một dữ kiện nào để làm bằng chứng: Nào là “Tổng Thống Thiệu không hề biết Mỹ đang làm gì” nên làm mất MNVN. Nào là “Mỹ đem miền Nam giao cho Trung Quốc từ năm 1972”.

Đến nay chưa ai thấy tài liệu đáng tin cậy nào nói rõ ràng là “Mỹ đem miền Nam giao cho trung cộng.” Nhưng ông Lữ Giang viết lên đây như là một sự thật hiễn nhiên không phản bác được. Thật ra, Lữ Giang không còn đủ trí để nhận biết mình nói gì, bởi lẽ nếu Mỹ đã giao MNVN cho trung cộng rồi, thì còn gì để TT N.V. Thiệu làm mất?

Ông Lữ Giang có cách viết theo lối “lộng giả thành chân” rất “có hệ thống” . Ông luôn đưa ra những con số, ngày tháng và địa danh thật (như là năm 1973, 2 tỷ , 40 ngày, tỉnh lộ số 7 …) cũng như chép tài liệu từ báo chí rồi lồng vào đó những khẳng định theo định hướng của ông. Đây là một tiểu xảo tuyên truyền có nghiên cứu đã được áp dụng từ nhiều năm qua nhằm hướng dẫn quần chúng tin tưỡng vào một đường hướng chính trị mà tác giả (hoặc một quyền lực nào đó) mong muốn.” [HSG.]

Suy nghĩ cho kỹ, lý luận trên của HSG rất vũng và chính xác. Chính vì thế mà Lữ Giang chưa bao giờ chống đở được. Tam thập lục kế, ông chọn kế “CHẨU (TRỐN)” là lẽ đương nhiên.

Tóm lại, đối luận trên của HSG chống lại bài viết của Lữ Giang là một bằng chứng hùng hồn cho thấy rằng ta nên trực diện với những bài viết của bất cứ ai có hại cho chính nghĩa và cuộc chiến đấu của ngườ Việt QG chống cộng.

Nếu những đối luận nầy không làm cho kẻ ác tâm lùi bước nó cũng giúp cho đọc giả thấy rõ dả tâm của tác giả và không mắc bẩy của kẻ gian.

Trong thời đại truyền thông, một bài viết trong phút chốc có thể được truyền di khă’p năm châu. Để mặc cho CS va` VGCS tự do tuyên truyền mà không phản bác là một thái độ tiêu cực nguy hiểm.

Lê Tường An

Đọc đoạn văn trên đây, chúng tôi cảm thấy thật sự ngỡ ngàng và lo sợ, mình bỗng dưng trở thành CS hoặc VGCS lúc nào không hay. Ông Lê Tường An phát giác ra, và cựu đại Tá Paul Văn coi như gián tiếp xác nhận. Vì thế chúng tôi mới lên tiếng. Tuy nhiên, cũng cần phải có vài lời minh xác trước. Không phải tác giả Lê Tường An nêu tên tôi [Hà Tiến Nhất] trong bài viết của ông mà chúng tôi lên tiếng. Chúng tôi lên tiếng vì sự việc chứ không vì con người. Và vì sự việc nên xin đừng hiểu lầm là chúng tôi tự biện hộ, hoặc bênh vực ông Lữ Giang hay ông Sơn Tùng, mà chỉ cố ý làm sáng tỏ sự việc là chính.

Như ông Lê Tường An viết, nhờ có các vị nữ lưu trẻ tuổi nhiều kiến thức, giầu kinh nghiệm, can đảm, nhiệt tình với quốc gia dân tộc, và dám dấn thân như các bà Hương Saigon, Amie Nguyễn khai nhãn giới cho mà ông đã “ngộ” được chân lý. Một là không phải “viết có sách, mách có chứng” (tức dẫn chứng) là lúc nào cũng đúng và chân thật. Hai là các tác giả Lữ Giang, Hà Tiến Nhất, Sơn Tùng v.v. viết đều là ngụy biện, thiên lệch, và là mối đe dọa cho tình đoàn kết của người Việt quốc gia? Từ những điều đã ngộ ra này, và bởi vì vấn đề nằm trong chủ đề “có nên tranh luận với VGCS chăng”, người đợc có thể tìm ra được kết luận ẩn ở bên trong là, Duyên Lãng Hà Tiến Nhất, Lữ Giang và Sơn Tùng là Việt gian cộng sản, chẳng nên tranh luận với những người này làm gì?

Đây là một kết luận hết sức hàm hồ và võ đoán, có thể do bởi bà Hương SG, Amie Nguyễn và ông Lê Tường An cả ba thiếu hiểu biết về vấn đề bình luận thời sự trong giới gõ keyboard của cộng đồng tỵ nạn chúng ta hiện nay. Vì thế mà chúng tôi thấy cần thiết phải trình bầy ít nữa là đại cương về vấn đề này.

Hiện nay trên các phương tiện truyền thông của người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, nhất là trên internet, thấy xuất hiện khá nhiều nhà bình luận thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau, trong đó có hai khuynh hướng nổi bật. Một, chúng tôi gọi là trường phái “Trăng Liên Sô Tròn Hơn Trăng Mỹ”. Hợp từ này xưa rồi, nên xin tạm đổi là trường phái “Mỹ nhất định thắng, Tầu nhất định thua” hợp thời hơn. Nói trắng ra là trường phái viết bình luận theo định hướng, nôm na là tuyên truyền. Tuyên truyền cho ai, bạn đọc nhận ra cũng chẳng khó khăn gì. Trường phái này ở đây chúng tôi xin miễn bàn tới. Hai là trường phái “Truyền thông vị truyền thông”, mà người Mỹ diễn dịch là “We report, you decide”. Trường phái này “no pay” nên trung thực, nhưng lại rất thường gặp éo le, trăm cay nghìn đắng, bởi vì lối viết này vừa không đáp ứng thị hiếu của các phe phái chống cộng, vừa không hạp với NQ 36 của VGCS, cũng chẳng khoái khẩu đối với chú Sam.

Trong các bài bình luận thời sự, dù là bình luận nhân vật hay bình luận sự kiện, chúng tôi không phủ nhận rằng nhiều khi suy nghĩ có thể chủ quan. Nhưng dù chủ quan hay khách quan thì thời gian và diễn biến tình hình cũng sẽ làm sáng tỏ hết. Quí bà Hương SG, Amie Nguyễn và ông Lê Tường An sao mà không biết, lý luận thuyết phục nhất là lý luận có dẫn chứng cụ thể. Muốn đánh đổ lý luận có dẫn chứng thì phải chứng minh rằng những chứng cứ kia là ngụy tạo hoặc không thật. Như ta thấy trên đây, bà Hương SG khi phản bác ông Lữ Giang đã không lý luận, lại không đưa ra bằng chứng chứng minh, mà cũng chỉ “viết trơn tru như một học trò lém lỉnh (lời bà HSG)”, rồi kết luận rằng lối viết của Lữ Giang là “lộng giả thành chân” và “thiên lệch do lựa chọn”. Như thế là sao đây?

Nếu phê phán ông Lữ Giang lộng giả thành chân thì có phải bà Hương SG trổ tài “lộng chân thành giả?” Siêu thật.

Xin nêu lên một số thí dụ để chứng minh luận điểm trên của chúng tôi: thời gian và diễn biến của tình hình sẽ làm sáng tỏ các vấn đề.

1. Trong vụ Trần Trường, ông Lữ Giang (Tú Gàn) đề nghị giải pháp nên dùng lời nhỏ nhẹ, khuyên bảo anh ta vài câu là êm chuyện chứ không cần phải biểu tình rầm rộ. Ý kiến này quá chủ quan. Ngay vào thời điểm đó ông Lữ Giang đã tỏ ra là sai lầm và không tưởng, bị chống đối là đúng.

2. Trong vụ Lê Thị Công Nhân, khi chúng tôi phổ biến bài viết “Thánh nữ, đứa con của thằng cuội”, thì rất nhiều người nhao nhao xỉ vả, chửi rủa tôi. Tôi phải nén đau và cắn răng chịu đựng. Nhưng bây giờ thì mọi sự đã được chứng minh, Lê Thị Công Nhân là con thằng cuội hay Chị Hằng trên Cung Quảng. Không còn thấy ai bê thánh nữ lên bàn thờ để đốt nhang khấn vái. Tôi hết còn bị nghe tiếng chửi rủa.

2. Vụ VNCH mất nước ngày 30-4-1975, ông Lữ Giang chê TT Nguyễn Văn Thiệu không biết Mỹ và VC đang làm gì, và từ năm 1972 Mỹ giao miền Nam cho Tầu cộng mà TT Thiệu cũng không hay biết. Thật tội quá! Chuyện mất miền Nam như thế nào, nhìn vào diễn biến của tình hình, sự liên hệ giữa Mỹ, Tầu cộng, và VC từ đó đến nay thì thấy thôi. Đòi hỏi ông Lữ Giang phải trưng văn tự bằng chứng Nixon giao VN cho Mao Trạch Đông thì ông tìm ở đâu ra! Bà HSG có hỏi Ts Thayer, chuyên gia hàng đầu về các vấn đề VN thì ông này chắc cũng chịu thua.

3. Vụ dàn Khoan HD 981 của Tầu cộng xâm phạm thềm lục địa VN mấy tháng trước, ngay từ mấy ngày đầu, chúng tôi đã tiên đoán đây chỉ là một cuộc cờ và nó sẽ mau chóng tàn lụi. Thế mà thiên hạ cũng nhao nhao chửi tôi tối tăm mặt mũi. Trong bài viết “Cuộc cờ tàn trên Biển Đông” tôi nêu ra hai vấn đề. Một là sẽ không thể có chiến tranh giữa Mỹ và Tầu cộng lúc này. Và hai là ông Ts Cù Huy Hà Vũ lãnh sứ mệnh đi Mỹ vận động lập liên minh quân sự. Bạn đọc thử nghĩ coi, lãnh đạo chính trị là những nhà buôn. Có anh lái buôn nào hi sinh cái lợi lớn để bảo vệ cái lợi nhỏ không? Cái dàn khoan là gì so với những cái lợi lớn của Tầu hiện nay, thí dụ khoản nợ hàng ngàn ngàn tỷ bạc Tầu cho Mỹ vay. Chiến tranh xẩy ra thằng Tầu không sợ Mỹ giựt nợ sao? Thứ hai là vấn đề liên minh quân sự giữa Mỹ và VGCS. Cho đến nay, ông Ts Cù Huy Hà Vũ vận động lập liên minh này đến đâu rồi. Nếu Mỹ có ý định liên minh quân sự với VN thì họ đã ký với cụ Diệm rồi chứ phải đợi đến bây giờ sao? Ông Minh Tâm chửi tôi “địt mẹ hai thằng Hà Tiến Nhất, Khương Tử Dân. Nước sắp mất , ai làm sao dược để cứu nước khỏi lọt vô tay chệt là đươc. Bọn bây ăn cơm hay ăn cứt , ăn con cặc gì mà ngu si đần độn”. Nếu ông Ts Cù Huy Hà Vũ, một tên CS nòi, dùng khổ nhục kế, lôi kéo được Mỹ chịu lập liên minh đánh thắng Tầu thì ai sẽ là người cai trị VN nếu không phải là đảng VGCS của Cù Huy Hà Vũ. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Làm tôi Tầu khựa hay làm tôi bọn tư bản Mỹ cũng xê xích tám lạng nửa cân. Tư bản Mỹ nó giúp không à? Một ngàn năm sau khi thắng Tầu rồi, nhân dân VN có tiêu diệt nổi VGCS không? Cuộc cờ trên Biển Đông đã tàn và còn tàn rất sớm, sao không thấy ông Tâm Minh chửi tiếp tục?

Ông Lê Tường An được giác ngộ là nhờ các bà HSG và Amie Nguyễn. Hai bà đọc các tác giả Lữ Giang và Sơn Tùng thế nào thì chúng tôi không biết, nhưng riêng với tôi [Hà Tiến Nhất], nếu tôi không lầm thì chỉ thấy có bà HSG đọc một lần bài “Dòng Chính” của tôi và bà có lên tiếng bình phẩm.

Đại khái bà cho rằng tôi chẳng hiểu chữ “dòng chính” trong tiếng Mỹ là gì. Tôi có được một chút hãnh diện là bài viết này của tôi được đón nhận một cách rất quảng đại. Có vị linh mục bảo tôi nên dịch sang tiếng Anh. Lại có cả một người Mỹ, ông David Kupelian, phó Chủ Tịch và là Chủ Sự Điều Hành của trang mạng WND (WorldNewsDaily) mà ngày đó tôi còn là một độc giả thường trực, gởi e-mail tán dương bài viết của tôi. Chỉ có vài người trong đó có bà HSG phê phán bất lợi cho tôi. Chị Hoàng Dược Thảo sợ tôi không biết bài phê bình của bà HSG nên forward cho tôi và hỏi “Anh có đọc thư này của “bà” Hương Saigon chưa?” Như tôi đã nhận định ở trên, bà HSG lạc đề vì không nắm được topic của bài viết, nên tôi thấy không cần thiết phải trả lời bà. Vả lại, cũng may lúc đó có ông Vân Anh trả lời bà HSG giúp tôi rồi.

Chỉ mới tung một hư chiêu thôi thì bà Hương SG đã phát ra đủ công lực để “khai nhãn giới” cho ông Lê Tường An. Dễ sợ thật. Ông An từ đó đã có thể identify được ngòi bút nào là CS, ngòi bút nào QG để quyết định nên tranh luận hay không nên tranh luận. Kẻ hèn này cảm phục những nhà chống cộng này vô cùng, không dám nói gì hơn là hoàn toàn bái phục. Chưởng lực của bà Hương Saigon quá thâm hậu và nhãn giới của quí ông Lê Tường An quá tinh tường, đúng với câu Tây nó thường nói: “tel maitre tel valet”. Hết ý!

Ngày 5 tháng 9 năm 2014

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

————–

Ý kiến của BBT BCT: Tuy bài viết trên không phản ảnh lập trường của BCT nhưng chúng tôi cũng xin đăng tải để quý vị độc giả có cái nhìn luận giá cho  tư tưởng của đôi bên hầu rút ra được một quyết định hay ho trong việc tranh luận giữa người quốc gia với nhau. Nếu đối tượng là Việt Gian CS “nòi” thì chẳng cần phải tranh luận vì không ai đem nước đổ lá môn (hay đầu vịt)… tuy nhiên cũng có những con vịt hoang thèm nước ưa tắm gội thì chúng ta cũng nên tưới nước cho chúng để chúng theo ta về ao nhà. Ngoài ra cũng cần biết loài nhím là loại sinh vật yếm thế, chúng chỉ có thể gần gủi nhau mà thôi chứ không để ai khác đụng vào chúng, nuôi bọn này không có lợi vì mỗi cọng lông nhọn của chúng là những bài thơ ca tụng giặc Cọng chỉa thẳng vào mắt thiên hạ sinh ra dị ứng cho thị giác.

Trường Sơn

nhím

“Cảm ơn” ôn dịch đã giúp thế giới nhìn rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ

“Cảm ơn” ôn dịch đã giúp thế giới nhìn rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ
.
Tác giả Hồng Bác Học NguồnTrí Thức Vn Ngày đăng: 2020-03-15
Dưới đây là bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Hồng Bác Học, được độc quyền đăng trên Vision Times. Ông từng là biên tập tòa soạn báo, chủ quản công ty quan hệ công chúng quốc tế, tác giả các cuốn sách như “Tưởng Giới Thạch ủng hộ Đài Loan độc lập”, “Long xà tranh bá Trung Quốc”, hiện là tác gia tự do.
—***—
Thế giới nên cảm ơn ôn dịch, đã giúp chúng ta nhìn rõ bộ mặt thật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ): Đàn áp tự do ngôn luận, chèn ép Đài Loan, dùng tiền kiểm soát tổ chức quốc tế, ép buộc người dân đi làm trở lại, cần tiền không cần mạng, xúc phạm IQ trên toàn thế giới.
(Ảnh: Shutterstock)
Sau khi Mỹ trục xuất 60 đại diện các kênh truyền thông đỏ của Trung Quốc trú tại Mỹ, Hạ viện bỏ phiếu thông qua “Đạo luật Đài Bắc” với không phiếu chống, giống như tiêm một liều thuốc mạnh về tâm lý trước hiệu suất chống dịch tuyệt vời của Đài Loan. Cuộc chiến tranh truyền thông hai nước Mỹ – Trung cũng dần bước vào trực diện.
Một bài xã luận đăng trên “Tân Hoa Xã” với tiêu đề “ Thế giới nợ Trung Quốc một lời cảm ơn”, lại tiếp tục dậy sóng. Ban tuyên giáo ĐCSTQ vừa tuyên chiến với Mỹ, vừa mắng nhiếc Đài Loan, lợi dụng các doanh nhân Đài Loan bị mắc kẹt ở Vũ Hán làm vũ khí con tin, phá hoại Chính phủ Đài Loan và tình cảm của các doanh nhân Đài Loan, ác ý thể hiện rất rõ. Tôi đã nhiều cần cảnh báo trong các chuyên mục rằng nếu mối quan hệ Trung Quốc – Đài Loan không trở về đúng quỹ đạo trao đổi giữa những quốc gia với nhau, thì vấn đề nan giải này sẽ xảy ra trong tương lai.

Bài đăng trên Tân Hoa Xã có tiêu đề: “Cây ngay không sợ chết đứng, thế giới nợ Trung Quốc một lời cảm ơn”

Trung Quốc nợ thế giới một lời xin lỗi
“Trung Quốc nợ thế giới một lời xin lỗi” lý do không phải vì ôn dịch, mà vì đã che giấu dịch bệnh. Nhưng Trung Quốc không muốn xin lỗi, cũng không thừa nhận đã che giấu dịch bệnh, khiến cả thế giới gặp thảm họa. Việc mong đợi một quốc gia được quản lý theo kiểu độc tài phong bế này có thể văn minh hóa, căn bản là điều không thể thực hiện. Bởi lẽ, chỉ cần minh bạch công khai, khi sự thực xuất hiện, thì bộ mặt coi rẻ mạng người như cỏ rác của ĐCSTQ sẽ bị vạch trần, ĐCSTQ không thể tiếp tục thống trị Trung Quốc. Cho nên, che giấu không chỉ là việc làm trước khi ôn dịch xuất hiện, mà tới giờ phút này, những gia đình Vũ Hán gặp thảm họa trong trận ôn dịch, vẫn không nhìn rõ chân tướng, không thể tiếp tục chờ đợi sự cứu viện.
Số liệu những người chẩn đoán nhiễm bệnh và tử vong cũng là giả, vậy nên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần nhắc lại rằng số liệu mà WHO có được là giả. Các chuyên gia dịch tễ đều biết rằng “số liệu giả không thể phán đoán chính xác tình hình phát triển của dịch bệnh, gây khó khăn cho việc phòng ngừa”, cho nên mới xuất hiện tình trạng virus hạ cánh và lây nhiễm kỳ lạ tại Ý và Iran.
Ngày 5/3, Phó Thủ tướng Trung Quốc, Tôn Xuân Lan, quan chức chỉ huy chống dịch của ĐCSTQ đã tới Vũ Hán thị sát. Khi một nhóm quan chức cao cấp của đảng, nhà nước đang đi trên phố, những gia đình đang bị phong tỏa trong các tòa nhà cao tầng đã mở cửa sổ, chĩa thẳng vào bà Tôn Xuân Lan mà hét lên: “Tất cả đều là giả dối”. Người Vũ Hán thân ở tâm dịch, đương nhiên sẽ rõ hơn về tình hình tử vong trên quê hương mình, cho nên họ càng hiểu hơn những nội dung mà kênh truyền thông của đảng đưa tin, toàn bộ đều là giả. Dưới hiệu lệnh của ĐCSTQ, giới truyền thông chỉ triển hiện những thông tin tốt lành, duy trì ổn định quan trọng hơn tất cả. Vậy nên, ĐCSTQ sẽ không quan tâm tới việc Vũ Hán chết bao nhiêu người. Đối với chế độ độc tài mà nói, chết một đống người, cũng chỉ là một con số mà thôi, chỉ cần ôn dịch qua đi, cục diện tốt lành, ĐCSTQ vẫn có thể tiếp tục chấp chính là được.
Ngày 27/2, Trương Lâm, một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc đáp máy bay tới New York từ một nước thứ ba. Khi vừa hạ cánh, câu đầu tiên của ông là “Thúc đẩy dân chủ tại Trung Quốc căn bản là điều không thể”. Trương Lâm cảm thán như vậy cũng có nguyên do. Sau cuộc biểu tình Lục Tứ (cuộc đàn áp học sinh sinh viên tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989), Trương Lâm bị bắt, sau đó ông liên tục bị bắt và được thả, tổng cộng khoảng 5, 6 lần và phải ngồi tù.
Năm 1998, Trương Lâm đã được giải cứu một lần nữa bởi các nhóm nhân quyền tại hải ngoại theo “Công ước Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền”. Sau khi được phóng thích, Trương Lâm lại cho rằng ĐCSTQ đã cải cách mở cửa, nên cố gắng thúc đẩy dân chủ vào Trung Quốc. Kết quả ông lại bị bắt và bị giam 20 năm.

 

Trương Lâm đấu tranh vì dân chủ suốt một đời, tới giờ khi đã già, ông phải lặng lẽ rời khỏi Trung Quốc, cảm khái mà rằng Trung Quốc là một vùng đất chết cô tịch, trong hoàn cảnh bị tẩy não, đa số người dân Trung Quốc đã trở thành “người của ĐCSTQ”, mất đi dũng khí phản kháng, tự nguyện làm nô lệ.

 

ĐCSTQ không sập, thảm họa của thế giới sẽ không kết thúc
Các quốc gia phương Tây, đứng đầu là Mỹ, suốt vài chục năm qua, đều mong đợi ĐCSTQ sẽ dẫn người dân Trung Quốc hướng tới tự do nhân quyền. Hiện giờ hy vọng ấy đã bị dập tắt hoàn toàn, thế giới còn bị ôn dịch do ĐCSTQ phóng thích tấn công. Tình trạng dịch bệnh (viêm phổi Vũ Hán) tại Hàn Quốc, Ý lại càng thê thảm hơn.
Năm 1908, Ellisi, nhà virus học hàng đầu của Đức, đã đạt giải Nobel nhờ nghiên cứu kháng thể. Năm 1909, sau 606 lần thực nghiệm, Ellisi đã phát minh ra thuốc đặc trị chữa bệnh giang mai, nên thuốc này được đặt tên là “606”. Bệnh giang mai lúc đó được coi là sự trừng phạt của Thượng đế với nhân loại, về cơ bản là không thể cứu chữa. Nhưng Ellisi lại là người đầu tiên dẫn nhân loại thoát khỏi sự trừng phạt của Trời.
Khi Cái chết đen hoành hành thời Trung Cổ, lúc đó, không một ai biết được rằng virus này tới từ chuột, đã khiến 1/3 dân số châu Âu tử vong. 200 năm sau, khi cuộc vận động Khai sáng nổi lên, nhân loại mới phát hiện ra rằng nguồn gốc của Cái chết đen đến từ loài chuột. Tuy nhiên, đáng tiếc là dưới sự ngu muội của tòa án tôn giáo trung cổ, mèo, thiên địch của chuột, lại bị coi là ma quỷ cực đoan. Vì lãnh tụ Hồi giáo Mohammed yêu mèo, nên mèo lại trở thành biểu tượng của ma quỷ, bị thảm sát khắp nơi tại châu Âu. Chỉ cần là ngày lễ thánh của tín đồ thánh Kitô, sẽ xuất hiện hoạt động tàn sát mèo. Khi mèo hoàn toàn tiệt chủng tại châu Âu, chuột không còn kẻ địch. Nguyên nhân thứ hai khiến Cái chết đen nhanh chóng lan rộng là do sự tập trung đông người để cầu nguyện.
Sau tai họa của Cái chết đen, lịch sử khai sáng cho nhân loại bước một bước lớn sang con đường lý trí hơn. Tuy nhiên, ĐCSTQ là một chính đảng chống chủ nghĩa duy lý, không khác gì với Tòa thánh trong thời kỳ đen tối của tôn giáo.
Trải qua lần ôn dịch này, giúp chúng ta nhìn rõ hơn rằng, ĐCSTQ che giấu chân lý, nhồi nhét sự ngu muội vào đầu của người dân, sử dụng bạo lực để đàn áp quyền được biết sự thực của người dân. Chính quyền này là bản sao của tòa án tôn giáo đen tối thời trung cổ, chỉ cần ĐCSTQ chưa sập, thảm họa trên thế giới sẽ không kết thúc.//
.
Hồng Bác Học

Một Cái Lờ & Hai Vị Luật Sư_ *Tưởng Năng Tiến

22 Tháng Hai, 2020

Một Cái Lờ & Hai Vị Luật Sư

Cá trong lờ đỏ hoe con mắt.
Cá ngoài lờ ngúc ngắc muốn vô.
Ca Dao

Lê Hiếu Đằng từ bỏ Đảng Cộng Sản – nguồn BBC.com

Hoàng Duy Hùng trên báo Nhân Dân

Sinh thời Lý Chánh Trung nổi tiếng là một nhân vật hoạt bát, năng nổ và khuynh tả. Tôi có ngồi nghe ông nói về dân chủ Nhã Điển (Athenian democracy) tại giảng đường Hội Hữu, ở Trường Văn Khoa Đà Lạt, chừng cỡ nửa giờ. Thay vì chỉ dậy cho sinh viên biết qua về nền móng dân chủ đầu tiên của nhân loại – khởi thủy khoảng thế kỷ thứ VI, trước Công Nguyên –  ông dùng phần lớn khoảng thời gian ngắn ngủi này để chê trách cái thể chế dân chủ bất toàn của miền Nam.

Cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà đều có không ít khiếm khuyết (về rất nhiều mặt) nên những điều G.S Lý Chánh Trung nói không có điều gì sai cả. Nó chỉ trật ở chỗ ông đã lạm dụng khuôn viên đại học, và quyền đại học tự trị, của nửa phần đất nước (theo chủ trương pháp trị) để làm cho nó thêm suy yếu đang khi phải đối diện với kẻ thù hung hiểm từ bên kia chiến tuyến.

Sau 1975, sau khi cái mảnh đất quê hương tự do nhỏ bé này thất thủ, Lý Chánh Trung cùng với nhiều vị “nhân sỹ” khác của miền Nam (Hồ Ngọc Nhuận, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi …) được mời ra miền Bắc để tham dự Lễ Quốc Khánh vào ngày 2 tháng ̣9.

“Ông cho biết, phái đoàn đi đến đâu cũng được dân chúng đổ xô ra đón tiếp nồng hậu… Ông bị một chị trong Hợp Tác xã chặn lại đột ngột hỏi:

  • Có phải ông là giáo sư Lý Chánh Trung phải không?
  • Thưa phải.
  • Thế thì hân hạnh quá được gặp giáo sư, vì tôi có được đọc bài của giáo sư viết trước đây.

Rồi Lý Chánh Trung đưa ra nhận xét: Miền Bắc dù có chiến tranh, nhưng phải nói trình độ văn hóa cao hơn ở miền Nam nhiều. Chỉ cần một người dân thường cũng có thể đọc bài của Lý Chánh Trung.” (Nguyễn Văn Lục. “Nhận Định Tổng Quan Về Thành Phần Phản Chiến & Lực Lượng Thứ Ba” – DCVOline.net October 24, 2017).

Xem thêm:   Thể thao mắc dịch!

Trải nghiệm của L.S Lê Hiếu Đằng về chuyến đi này cũng thế, cũng cảm xúc rạt rào. Bài viết của ông trên báo Tin Sáng (“Những Giây Phút Cảm Động Đó”) đầy ắp những câu chữ khiến người đọc có thể rơi nước mắt:

“Những cái hôn thắm thiết, những bàn tay siết chặt tưởng chừng như không muốn rời ra, những tràng cười thoải mái, cởi mở. Tất cả tạo nên một bầu không khí thắm đượm tình nghĩa đồng bào, đồng chí.”

Bầu không khí thắm đượm tình nghĩa này – tiếc thay – không kéo dài luôn, và cũng chả kéo dài lâu. Ngay sau đó, chuyện cơm không lành canh không ngọt giữa các đồng chí vẫn xẩy ra ngày một. Vào lúc cuối đời, có lẽ, vì sợ bị chôn gần (hay chôn chung) với mấy ông cộng sản nên vào ngày 12 tháng 4 năm 2013 Lê Hiếu Đằng tuyên bố ly khai.

Ông không phải là người đầu tiên, và cũng chả phải là kẻ cuối cùng bỏ Đảng. Gần hai mươi năm trước, vào ngày  21– 3– 1990, ông Nguyễn Hộ cũng đã có quyết định tương tự cùng với những lời lẽ minh bạch và dứt khoát hơn nhiều: “Chúng tôi đã chọn sai lý tưởng cộng sản chủ nghĩa … suốt 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục.”

Nhà thơ Hoàng Hưng bầy tỏ: “Tôi cảm phục những người xưa vì yêu nước mà theo cộng sản, nay vì yêu nước mà thoát cộng.” Cái vòng danh lợi cong cong. Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào. Không bao lâu sau, sau khi L.S Lê Hiếu Đằng “thoát cộng” thì một ông luật sư khác lại “ngúc ngắc” muốn vào – theo tường thuật của nhà báo Mai Tú Ân:

Xem thêm:   Bị chóng mặt

“Đến lúc này thì vai trò của luật sư Hoàng Duy Hùng càng lúc càng trở nên rõ ràng là một mắt xích mới của ván bài Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, ván bài vốn dở dang từ nhiều năm trước thì nay đã được khai thông trở  lại. Và người đóng vai trò chính trong việc này là luật sư Hoàng Duy Hùng…

Các bài bản, phông tuồng đều được giăng mắc quanh ông khiến ông luôn sáng chói với những câu chuyện trời ơi đất hỡi như chuyện ông Cựu chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết cầm dù che nắng cho ông luật sư Hoàng Duy Hùng. Nào là đi trên đường phố thủ đô Hà Nội, ông ta luôn nghe thấy nhiều người dân chào ông, vì biết ông là luật sư Hoàng Duy Hùng ?”

Lý Chánh Trung sinh năm 1928, Lê Hiếu Đằng 1944, và Hoàng Duy Hùng chào đời mười tám năm sau nữa – 1962.  Khoảng cách xuất hiện trên sân khấu chính trị của ba ông tuy cũng khá xa nhưng bài bản, phông tuồng thì hoàn toàn không đổi:

Hồi 1975, Lý Chánh Trung vừa ra tới Hà Nội là có người chạy vội lại hỏi ngay:

  • Trong đoàn ai là giáo sư Lý Chánh Trung, cho tôi gặp mặt.

Lý Chánh Trung bèn tách ra khỏi doàn và trả lời:

  • Tôi là Lý Chánh Trung đây.
  • Thưa giáo sư, tôi kính phục giáo sư, vì trước đây có đọc bài của giáo sư.”

Đến năm 2020, vở diễn vẫn y chang: Đi trên đường phố thủ đô Hà Nội, ông ta luôn nghe thấy nhiều người dân chào ông, vì biết ông là luật sư Hoàng Duy Hùng?

Thiệt là thầy chạy!

Xem thêm:   “Hola, Miami!”

Thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe mấy nhân vật phản tỉnh ở VN biện minh cho “sai lầm chính đáng”  của họ – khi còn trẻ người non dạ – bằng những câu chữ sau:

If you’re not a communist at the age of 20, you haven’t got a heart.
If you’re still a communist at the age of 30, you haven’t got a brain.

Tác giả Thiện Ý phản biện rằng: “20 tuổi mà đi theo cộng sản là không có cái đầu, 40 tuổi mới từ bỏ Cộng sản là quá trễ và không có trái tim.” Cứ theo như tôi biết thì Hoàng Duy Hùng không thuộc loại tiên thiên bất túc, tim gan cũng như trí não của ông đều đầy đủ cả. Cách hành sử khác thường của ông –  chả qua – là thái độ của kẻ theo đóm ăn tàn, theo như cách nói của dân gian.

Thành ngữ này được một vị luật sư khác, Nguyễn Văn Đài, lý giải như sau: “Người mà theo đóm ăn tàn là loại người kém cỏi không tự biết mình là ai, không cần biết hệ lụy của việc đó sẽ dẫn mình đến đâu, cứ có tí lợi là tìm đến để nhặt nhạnh.”

FB Thảo Dân góp ý với ngôn ngữ bao dung và độ lượng hơn: “Nhìn các em, các cháu còn trẻ mà đường quang không đi đâm quàng bụi rậm, vào cái nơi bị khinh ghét, nguyền rủa, thấy thật là đáng tiếc.” May mắn là những trường hợp “đáng tiếc” như thế không nhiều. Dù hết sức nỗ lực từ nhiều năm qua, Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Ở Nước Ngoài (NVNONN) cũng chỉ thu dụng được chừng năm bẩy tên vô loại loanh quanh ở phố Bolsa thôi: Nguyễn Phương Hùng, Hoàng Duy Hùng, Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Trường …!

TNT

“Việt kiều bay” – Kẻ chiến thắng đang tháo chạy?

Hoa Tran

“Việt KIỀU BAY” – KẺ CHIẾN THẮNG ĐANG THÁO CHẠY?

Image may contain: 1 person, sitting, text and indoorNgạc nhiên, trong mấy trăm ngàn gia đình Mỹ sinh sống trên vùng đất này lại xuất hiện người Việt Nam nhập cư thời gian gần đây. Số lượng chiếm khá đông, hầu hết nói giọng Bắc người Hải Phòng, Hà Nội. Cùng làn sóng xuất ngoại với các hình thức khác nhau, họ đã thành công khi tiền rừng bạc biển. Chỉ cần một dự án, một phi vụ, một chữ ký thì đô la sẽ có cách vào tài khoản của người có quyền.

Mỗi căn nhà giá trị từ nửa triệu đến 2 triệu đô la trở lên. Mua nhà xong là một chuyện, điều quan trọng là tiền đâu để đóng thuế? Nếu bạn thu nhập cao mấy trăm ngàn đô hàng năm thì chỉ là chuyện nhỏ dù tiền thuế địa trạch rất cao ( từ 20.000 Mỹ kim trở lên mỗi nhà /1 năm ) với khu vực tương tự.

Vào cổng khu phố sang trọng khách phải trình giấy tờ, hoặc bấm số bảo mật mới được. Cuối tuần, hàng loạt chiếc du thuyền trên mặt nước.

Là xứ tư bản, hưởng theo năng lực; nhiều người Mỹ giàu bằng tài năng công sức, lao động chân chính trong một số lãnh vực xứng đáng có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc đúng nghĩa.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được như vậy. Mỹ không phải là thiên đường, vẫn còn một số Việt kiều lâu năm sống trong chung cư, không mua nổi cái nhà nhỏ với nhiều lý do riêng tư. Đó là sự thật.

Vậy mà với thành phần “Việt kiều bay” không hiểu họ giàu từ đâu dễ dàng, mua nhà trả đứt tiền mặt, vui vẻ với mức thuế tuy không làm một ngày nào trên đất Mỹ.

Đối tượng này bí mật đi qua đi về nhằm mục đích có lợi cho gia đình và bản thân trong tương lai.

Oái oăm thay, họ còn bắt tay với một số Việt kiều tại đây để rửa tiền dưới hình thức tinh vi. Các hệ thống kinh doanh ra đời bao gồm trung tâm thương mại, nhà hàng, hàng trăm tiệm Nails nguy nga như cung điện, có sự đầu tư quy mô trên 1/2 triệu đô la mục đích rửa tiền. Thực trạng nhiều địa điểm vắng hoe khách nhưng vẫn vô tư hoạt động để hợp thức hóa chuyển tiền.

Vấn đề quan trọng là tiền đâu ra mà một số “Việt kiều bay” mới đến đất Mỹ trong tình trạng tài chính triệu phú mà không ai biết. Một năm về bên vài tháng và rồi qua Mỹ trình diện để khỏi rắc rối nếu chưa có quốc tịch.

Khôn ngoan, một số cố tình giữ song tịch. Nhiều người vẫn làm việc tại Việt Nam, đang giữ chức vụ ở VN. Họ biết dọn đường cho con cháu qua Mỹ từ lâu. Con đến trường Mỹ, cha (mẹ) đi về Việt Nam hoạt động hoặc kinh doanh cá nhân vì nơi ấy dễ kiếm tiền hơn.

Nghịch lý, trong khi những người dân khác phải chịu cúi đầu im lặng dưới nguồn máy điều hành mà họ liên quan trực tiếp hay gián tiếp. Nhờ sức mạnh đồng tiền, người ta đã đạt giấc mơ Mỹ trong tầm tay.

Thật sự bất công cho những người không được may mắn phải chịu đựng thiệt thòi mọi hệ lụy, cùng tương lai không lối thoát sống với Trung Quốc.

Phải chăng đây là bi kịch cho một dân tộc chịu dưới tay của những người không có lòng tự trọng và biết làm người tử tế. Họ lợi dụng lòng tốt của nước Mỹ, con cháu hưởng nhiều quyền lợi xã hội, y tế cùng nền giáo dục miễn phí từ tiền thuế dân còng lưng đóng cho chính phủ.

Đất nước Hoa Kỳ đã tạo ra kẽ hỏng pháp luật để con cháu của họ hưởng lợi, trong khi cá nhân và gia đình không phục vụ cho quốc gia này ngày nào.

Suy cho cùng, sống không thật lòng, không trung thành Tổ Quốc nào là “Việt kiều bay ” thời đại.

Có lẽ người ta qua mặt được người dân yếu thế, u mê; nhưng không qua mặt được người hiểu biết sống lâu tại Mỹ.

Tất cả là góc tối phũ phàng. Người trong nước tôn sùng họ, nhưng nào có biết một khi hết thời, họ đã có chỗ an toàn trú ẩn ấm thân, để lại phía sau một đất nước suy tàn.

Nếu ai từng đi qua những nơi người Việt mới nhập cư giàu hơn người Việt lưu vong vượt biển vượt biên lâu năm sẽ không khỏi ngậm ngùi tháng Tư buồn.

Thua trận chạy đã đành, nay thắng trận cũng chạy. Cuối cùng, dân chịu trận!..

Từ fb Nghê Lữ – Nguyễn Đình Ngọc

Trích dẫn

Em-Xi Nguyễn-Ngọc-Ngạn lên tiếng trên mạng (?)

via Nguyễn Ngọc Ngạn phản bác dưới tên ” Hội những người yêu thích TN-PBN ” đăng ở Facebook của con trai ô Ngạ n- Jan 1st 2020

====================================

LanChi Hoang

8 hrs ·

Đây là bài từ Facebook của con trai ô Nguyễn Ngọc Ngạn Rất nhiều người phản bác trong này

Mọi người THEO LINK XEM: SẼ THẤY :

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10162793240105319&set=a.10155195796945319&type=3&theater

Hoàng Lan Chi viết:

Xem tổng cộng 12 trang vừa bài của con trai ô Ngạn vừa các comment, tôi có suy nghĩ sau:

🍀1) Lẽ ra, ngay khi mới có một vài người lên tiếng, Ô Ngạn phải lên tiếng ngay, xin lỗi về những “information” sai mà ông đã phát biểu. Nếu được thế thì không có nhiều người mắng nữa

🍀2) Nhưng có lẽ ô Ngạn tự kiêu, tự đắc nên không làm thế. Rồi bây giờ ông phản biện mọi người bằng bài viết ký tên con ông.

🍀3) Mọi lập luận của con trai ông đều bị mọi người bẻ gãy hết:

🏵 Già ngoài 70t nói cái gì liên quan luật pháp thì phải nói cho đúng. Không thể nói bậy bạ được. Bịa đặt nhiều quá: 50.000 người Mỹ chạy sang Canada; mỗi năm Canada tốn cả trăm triệu nuôi đám người chạy qua, sống 17 năm có 4 con mà bị đuổi; các tổng thống trước không như thế, nay ô Trump moi móc..Chính vì nói nhiều lần nên mọi người CÓ QUYỀN NGHI NGỜ Ô NGẠN NHẬN TIỀN ĐỂ NÓI BẬY
🏵-Người ta đuổi vì ông nói “mọi người chạy sang Canada hết”
🏵-Ông cho ví dụ Mai Khôi thật sai quấy. Hải ngoại chống vì Mai Khôi đòi dẹp cơ vàng khi đến hát ở DC. Chính vì ô Ngạn KHÔNG XEM NET, KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ CÁC LÃNH VỰC KHÁC BỊ HỤT RẤT NHIỀU. Còn công dân Mỹ Việt tử tế, bao gồm cả người ủng hô DC, CH lên án Mai Khôi vì TT qua VN về vấn đề kinh tế mà cô ta giương bảng rất dơ, rất mất dạy “Piss on Trump”.
🏵-Ông đăng đàn nói ở sân khấu hai lần thì KHÔNG BAO GIỜ NGƯỜI TA LẠI GÓP Ý QUA MAIL CẢ. Người ta phải viết công khai vì điều ông nói không phải là sai tên bản nhạc mà sai quá nhiều nhằm mục đích bôi bác, mạ lị tổng thống của Hiệp Chủng Quốc HK

KẾT LUẬN: ông Nguyễn Quốc Đống có đề ra một số biện pháp đối phó với ô Ngạn. Mọi người hãy xem và cho ý kiến

Hoàng Lan Chi

********************************

John Dinh Vuong NguyenFollow

December 31, 2019 at 3:29 AM

Cái giá của sự nổi tiếng!

Những ngày qua, cái tên Ngạn được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết. Trong nước thì có Ngạn trong Mắt Biếc, ở ngoài nước thì có Ngạn nhà văn – một nhân vật quen thuộc của chúng mình, một người mà bản thân mình và hàng triệu người đã thần tượng.

Không nói về Ngạn Mắt Biếc vì không liên quan đến page mình, mình nói về bác MC Nguyễn Ngọc Ngạn trong topic này. Nếu ai chưa biết thì mình nói ngắn gọn là trong một show diễn ở Đức ngày 27.12, bác Ngạn có nói về chuyện nước Mỹ, về tổng thống Trump trục xuất những người không có hộ chiếu Mỹ, thời gian qua đã có 50.000 người Mỹ đã “vượt biên” sang Canada… Mình không đi sâu vào vấn đề này vì bản thân không tìm hiểu nhiều và không có hiểu biết sâu về tình hình chính trị tại Mỹ, kẻo bị những người đang đánh phá NNN vào đây chửi bới mình luôn.

Vì sao bác Ngạn lại bị phản đối? Vì họ nói rằng ông không hiểu gì về di trú Mỹ, không hiểu gì về chính trị mà đi phát biểu lung tung. Nếu đúng là như vậy, thì mình cũng cần một lời đính chính từ bác Ngạn như những lần MC đã nói sai trong các chương trình PBN để các khán giả không tiếp nhận những thông tin sai lạc. Chuyện cũng chỉ đơn giản là vậy thôi nếu như viễn cảnh bác Ngạn là một người không đủ sự nổi tiếng, không đủ sức ảnh hưởng đến đám đông. Ở hải ngoại dường như có nhiều thế lực luôn lăm le vào những sai lầm của người khác để đánh phá, chụp mũ nghệ sĩ. Luôn là những câu từ quen thuộc “ăn tiền Cộng Sản” hay “lũ văn nghệ sĩ thổ tả”… Mình không nghĩ là tiếng Việt lại có những từ ngữ nặng nề để xúc phạm, hạ bệ nhau như vậy. Ở Mỹ luôn đề cao tự do nhân quyền, tự do ngôn luận, vậy thì tại sao lại chửi bới một người khi họ phát biểu không cùng chí hướng với mình? Vẫn có những cách để góp ý nhân văn với nhau mà…. Chưa kể ông Ngạn còn bị những lời đe doạ rằng “nếu ông không xin lỗi tổng thống của chúng tôi thì ông không còn đường kiếm tiền ở Nam Cali…” kinh khủng thật. Nếu đơn giản chỉ là một người MC phát biểu sai thì có cần phải takedown sự nghiệp của họ đến vậy không? Nếu là mình, thì mình chọn cách góp ý qua thư từ, ông ơi ông phát biểu như vậy là sai, vì chuyện của tổng thống Trump là abc…xyz… mới là đúng. Ông nên xem lại những nguồn thông tin báo chí mình tiếp nhận vì dù sao ông cũng là một người có sức ảnh hưởng nhất định tới cộng đồng… Làm vậy thì có phải đẹp lòng đôi bên không? À mà khi đụng đến 2 từ chính trị thì làm gì có đúng hay sai? Vì chính trị thuộc về tư tưởng của mỗi một người rồi. Ở Mỹ có bao nhiêu đài truyền hình bày tỏ lập trường của họ là theo Dân Chủ hay theo Cộng Hòa, ông Trump bị chửi lên bờ xuống ruộng đó. Chắc gì những người chửi bới ông Trump nặng nề như vậy đã hiểu biết chính xác về di trú ở Mỹ, chắc gì tất cả những người bầu cử cho một người tổng thống đã có thời gian tìm hiểu kỹ ông Trump đúng hay bà Hillary sai?

Nếu mình không thích ông Trump giống ông Ngạn, mình làm clip chửi bởi ổng thì sẽ không ai quan tâm, nhưng với Nguyễn Ngọc Ngạn thì sẽ là một câu chuyện khác, vì những thế lực lăm le, trực chờ đánh phá ông rất nhiều. Chưa nói đến chuyện bác Ngạn phát ngôn đúng hay sai, nhưng chỉ nội chuyện dùng những lời lẽ nặng nề để xúc phạm một người hơn 70 tuổi đáng tuổi ông mình thì đã quá đáng rồi, chẳng phải người lớn hay dạy trẻ con là phải tôn trọng người lớn tuổi sao? Hơn 25 năm qua, Nguyễn Ngọc Ngạn đã đóng góp bao nhiêu cho văn nghệ Việt Nam, đã sáng tác bao nhiêu câu chuyện cho văn học hải ngoại. Không cần biết những người đó lấy lí do gì để chống đối bác Ngạn, nhưng với mình – và mình tin là hàng triệu fans bác Ngạn, fans PBN cũng sẽ có cách nhìn công tâm cho sự việc này. Nếu bác Ngạn sai, thì bác sẽ có cách để đính chính vì chuyện đó liên quan đến uy tín của bác. Còn những người đang đánh phá chụp mũ bác Ngạn nhận tiền của Dân Chủ này nọ thì hãy nghĩ lại xem, bằng chứng đâu?

Ở show PBN 130 vừa qua, cũng có một chuyện không vui bắt đầu từ một youtuber nổi tiếng của Việt Nam sang xin quay phim bác Ngạn nhưng bị bác từ chối vì bác có hợp đồng hình ảnh với Thúy Nga. Điều đó hoàn toàn đúng, Youtuber này cũng không trách gì bác Ngạn nhưng những người xem video đó vẫn dùng những từ ngữ nặng nề chửi bới bác “chảnh”, nào là “tên phản động”… Qua những sự việc trên mình mới thấy được cái giá của sự nổi tiếng nó kinh khủng đến thế nào, mình đúng hay sai chưa cần biết. Mà trước tiên sẽ tồn tại một nhóm người luôn chờ đợi để chửi bới, hạ bệ.

Với cá nhân mình, qua những gì mình đã học hỏi, đã nhìn thấy ở bác Ngạn hơn 20 năm qua, mình luôn TIN rằng ông không phải xấu xa như những thế lực chống phá nói.

Hy vọng rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn hôm nay! Và những người chống phá MC Nguyễn Ngọc Ngạn không kéo vào page mình để chửi bới!

-written by Hội những người yêu thích TN-PBN (30.12.19)

Mời bạn xem talkshow về Ghen Tuông & Ganh Tị mà bác Ngạn đã nói cách đây không lâu:

COMMENT

Catherine Nguyen Theo em biết thì có thể nói bài này ông Ngạn viết và đề tên con trai vì em không nghĩ con trai ông viết được. Giả thuyết ông Ngạn nói vì tiền cũng khá hợp lý vì không bầu show nào cho phép ông bỏ ra 1 khoảng thời gian dài như vậy để nói về đề tài này trong 1 show ca nhạc, ngoại trừ đã có sự đồng ý của bầu show . Đơn giản : ai đó mướn ông Ngạn nói và ông ngạn điều đình chia tiền kiếm được với bầu show . Qua bài này lại càng khẳng định tính tự cao tự đại của ông Ngạn , ông cũng có ” to ” thật nhưng ông cứ nghĩ mình ” to lắm lắm ” nên có lúc ông cố nín thở phình bụng, phùng mang trợn mắt cho to hơn nên xém tắt thở ! 😎😃🙃😉

LanChi Hoang Đương nhiên là ô Ngạn viết, con trai ký tên

Thanh Le Dưới cuối bài phản biện trên có đề là “-written by Hội những người yêu thích TN-PBN” chứ không phải do con ông Ngạn viết. Có điều ai là người trong cái hội này “yêu thích PBN” nhất

LanChi Hoang Ô Ngạn!

Phan Lê Việt Anh Nếu là facebook của con trai NNN thì hắn nên bảo bố hắn là lập facebook rồi lên nói phét thoải mái chứ đừng lợi dụng show ca nhạc để tuyên truyền chống phá tổng thống được nhân dân bầu cử một cách hợp pháp của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Cái nhiều người phàn nàn là việc lão ta lợi dụng show diễn để tuyên truyền chống phá.

Catherine Nguyen Đây là câu ông Ngạn viết : ” Vì sao bác Ngạn lại bị phản đối? Vì họ nói rằng ông không hiểu gì về di trú Mỹ, không hiểu gì về chính trị mà đi phát biểu lung tung. Nếu đúng là như vậy, thì mình cũng cần một lời đính chính từ bác Ngạn như những lần MC đã nói sai trong các chương trình PBN để các khán giả không tiếp nhận những thông tin sai lạc. Chuyện cũng chỉ đơn giản là vậy thôi nếu như viễn cảnh bác Ngạn là một người không đủ sự nổi tiếng, không đủ sức ảnh hưởng đến đám đông. ” Tôi kèm theo đây là link những trường hợp những người nổi tiếng về ngành giải trí và truyền thông tại Mỹ bị mất việc vì những lời nói của họ. Trong tất cả các trường hợp xảy ra với những người nổi tiếng của Mỹ họ đều xin lỗi sau đó. Thay vì 1 lời xin lỗi ,ông Ngạn lại buông ra những lời ngạo mạn ngu xuẩn để cho rằng mọi người ganh tỵ tài năng của ông ??? He is so SICk : https://www.usmagazine.com/…/sta…/kathy-griffin-w485106/ Điển hình Kathy Griffin : ” Kathy Griffin
CNN fired the comedian from its New Year’s Eve special after she posed for a photo featuring a decapitated head that resembled President Donald Trump. “CNN has terminated our agreement with Kathy Griffin to appear on our New Year’s Eve program,” the network tweeted on May 31, 2017. Hours earlier, Griffin — who also lost an endorsement with Squatty Potty over the incident — apologized for her actions. ”

LanChi Hoang Catherine phản bác đúng.Không nói bậy. Không chửi rủa.
1-Ông Ngạn nói là tại sao không nhắc qua mail. Chị đã viết: NO. Điều ông nói đã đi xa và ảnh hưởng đến TT, đến cuộc bầu cử sắp tới. Do đó, người khác BẮT BUỘC PHẢI ĐƯA PUBLIC
2-Nó khác xa khi Ngạn nói lộn tên tác giả bài hát. So sánh không đúng.

LamDong Vu Trong show, NNN đã nói khá dài, khả nhiều chi tiết ( rẩt mập mờ, sai, đánh lận con đen) thì rõ ràng ông ta đã có chuẩn bị kỹ để nói. Chứ không phải là vô tình, bộc phát nhất thời mà nói sai tên một ca sĩ, hay một bài hát.

Anh Giai Tôi thật sự khinh bỉ tên bưng bô NNNgạn khi niṇh bợ, tâng bốc và SUCK Ô. TT Trudeau quá lộ liễu “very obvious” trong khi Ô. TT Trudeau khó xử “very embarrassing” .. lúc tên nịnh NNNgạn lôi TT Trump và Kim jong Un ra so sánh, đây là tư cách của người trí thức “kiss ass” ??? Mong đồng bào tẩy chay tên MC KISS ASS Trudeau này là vưà.

Ganh tị” Cái nhận định đến ngay trong trí tôi. là Nguyen ngọc Ngạn chỉ là 1 tên trí thức hạ cấp, vô liêm sĩ,,,1 loại GÁI ĐĨ GIÀ MỒM vì nói bậy mà không biết nhìn nhận , sửa sai lại còn MỒM LOA , MÉP GIẢI
Nếu NNN càng chống chế, biện bạch 1 cách càng gở , thì anh ta càng nhận thêm nhiều những lời phỉ báng mà thôi Đừng ngu NNN !!!

Đoàn-Dự_ Chuyện bên nhà: Con heo trong hội đồng thi_

Chuyện bên nhà: Con heo trong hội đồng thi

Đoàn Dự
 

Kỳ chấm thi phổ thông trung học (tú tài) năm ấy, tôi được Ty Giáo dục tỉnh cử làm tổ trưởng Tự nhiên, trông coi việc chấm thi 3 môn: Toán, Lý hoá, Sinh vật, còn tổ trưởng Xã hội gồm 3 môn: Văn, Sử địa, Ngoại ngữ thì do giáo viên của trường khác làm. Sự thực, không phải Ty Giáo dục biết mặt, biết tên chúng tôi mà đề cử (hồi đó mới sau 75, còn gọi là “Ty” Giáo dục, sau này mới đổi thành “Sở” Giáo dục & Đào tạo), mà là do anh – hiệu trường tôi được cử làm chủ tịch hội đồng giám khảo nên đề nghị ty cử tôi làm tổ trưởng Tự nhiên chứ tôi cũng chẳng có tài cán gì. Anh này là hiệu trưởng từ ngoài Bắc vào, quê ở Hà Tĩnh, đã từng tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội và đi bộ đội về, đảng viên khá nhiều tuổi đảng (hiệu trưởng một trường cấp 3 tất nhiên phải là đảng viên cốt cán). Tính anh nghiêm túc, bắt các giáo viên trong trường làm việc quá chừng nên chúng tôi thường nói ngầm với nhau là anh “hắc ám” nhất trong các hiệu trưởng của 9 trường cấp 3 trong tỉnh.

Giáo viên đi coi thi thì gọi là giám thị, thuộc hội đồng giám thị. Sau đó khi đi chấm thi thì gọi là giám khảo, thuộc hội đồng giám khảo. Mỗi ngày mỗi người chúng tôi được 1$ công tác phí ngoài số lương khoảng 40$/ tháng, tức tương đương với 20.000$ thời cũ. Trước năm 75, lương tôi 43.000$/tháng, lại đi dạy thêm tại các trường tư nữa, nay chưa được một nửa, không còn trường tư nên nghèo là ở chỗ đó. Trên nguyên tắc, 1$ tương đương với 500$ thời cũ vì mới đổi tiền, một đồng ăn 500 đồng, nhưng trên thực tế, tiền mất giá khủng khiếp, cái gì cũng khan hiếm nên không thể so sánh 1$ tiền mới với 500$ tiền thời cũ được. Các giáo viên nghèo xơ xác. Dân chúng phải ăn bo bo, khoai lang, khoai mì mà cũng không đủ.
Lễ khai mạc hội đồng giám khảo diễn ra rất long trọng vì có ông bí thư tỉnh uỷ đến dự. Tiếp theo, ông ta chỉ thị cho chúng tôi rằng năm ngoái, năm kia, năm nào tỉ lệ thí sinh thi đậu cũng đạt từ 95 phần trăm trở lên, vậy thì năm nay ít nhất cũng phải như thế, không thể kém hơn.

Ngay sau đó anh chị em về ban của mình, bắt đầu chấm bài theo lối “chấm kép”, ngày trước thường gọi là “double correction” theo tiếng Pháp. Nghĩa là mỗi xấp do hai người chấm, cho điểm riêng biệt với nhau, khi xong xấp thì sẽ hội ý để cho mức điểm chung nếu có chênh lệch.

Buổi trưa, mọi người xuống phòng ăn bên cạnh bếp ăn cơm, riêng tôi và cô Thủy, tổ trưởng Xã hội, giáo viên môn Văn trường Cấp 3 Thị xã, tức trường Thánh Giuse cũ nay đã bị lấy làm trường công lập, thì phải ở lại làm báo cáo đã chấm được bao nhiêu bài, số bài bị 0 điểm, số bài được trung bình từ 4 đến 5 điểm, số bài từ 6 – 7 điểm trở lên…, rồi đem báo cáo đó và các xấp bài chưa chấm hoặc đang chấm dở lên nộp trên văn phòng, chiều cũng sẽ làm như vậy.

Tôi rất đói bụng mà cũng uể oải nữa, vì từ sáng đến giờ chưa được miếng gì vào bụng. Lý do đơn giản là trường Trịnh Hoài Đức ở Lái Thiêu sau 75 đổi tên thành trường Bồi Dưỡng Cán Bộ – nơi chúng tôi đang chấm thi – nằm bên cạnh quốc lộ 13, chung quanh không có hàng quán gì cả, muốn ăn thì phải xuống Búng. Mà ở Búng cũng chẳng có gì ngoài một quán bán bánh bèo bì rất nổi tiếng, nhưng ăn vừa mắc lại vừa không thể no bụng, tiền đâu mà sáng nào cũng xuống và làm gì có thì giờ.
Bụng đói nhưng trong phòng ăn, cơm đựng trong những chiếc rổ đã nguội ngắt, thức ăn gồm hai món là cá đuối khô kho lõng bõng nước với củ cải khô xắt lát và “canh” rau muống bằm nhỏ nấu với muối trắng thêm tí bột ngọt, tôi nuốt không nổi. Lạ lùng là cá đuối khô mà kho có nước là nó tanh òm, vừa tanh lại vừa có mùi ngai ngái rất kỳ lạ.

Các bàn khác anh em ăn xong đã lên phòng cả, chắc cũng nuốt không nổi nên cơm và hai món thức ăn còn ê hề, các “chị nuôi” chưa kịp dọn. Tôi vào trong bếp xin một ít muối trắng ra ăn rồi húp thêm nước “canh”, cũng trôi xuống bụng được chừng hai lưng chén.

Buổi chiều cũng như vậy, vẫn canh rau muống bằm nhỏ nấu với muối trắng thêm chút bột ngọt và cá đuối khô kho lõng bõng nước với củ cải khô xắt lát. Hồi còn dạy ở Bạc Liêu, tôi thấy đồng bào người Miên gọi là xá- bấu, rẻ mạt, người Việt rất ít khi ăn.
Tôi nói với các chị nuôi:
– Khổ lắm các chị ơi, con heo nó ăn người ta còn nấu rau muống với cám. Đằng này chúng tôi ăn, các chị chỉ nấu rau muống với muối trắng thêm tí bột ngọt thì nuốt sao nổi. Đề nghị từ mai trở đi các chị cho thêm ít cám vào để chúng tôi được bằng con heo.

Chị nuôi lớn tuổi nhất trong số ba chị nuôi nói:
– Em biết chớ, cũng tội nghiệp các thầy lắm chớ. Nhưng thầy thử nghĩ coi, mỗi ngày các thầy đóng được 1 đồng với nửa ký gạo. Gạo thì đủ, hổng thiếu, còn tiền thì 1 đồng chỉ đủ mua củi, muối, nước mắm, bột ngọt chớ đâu có dư. Rau muống là tụi em xin rau già người ta bán ế ở chợ. Còn khô cá đuối với củ cải xá- bấu họ cũng bán ế, giá rẻ mạt thì tụi em mua. Tiền ít, các thầy chịu vậy chớ biết sao bây giờ.
Thì ra thế. Tôi nhớ lúc anh em mới lên, đóng tiền và gạo, anh Ba Thiện phó ty đặc trách đời sống cũng có mặt ở đấy, tôi nói với anh, mỗi người đóng 1 đồng một ngày không đủ đâu anh, chấm thi coi vậy chứ ngồi suốt ngày cũng mệt, mọi thứ đắt đỏ, phải 2 hay 3 đồng ăn uống kha khá mới đỡ mệt. Anh Ba Thiện là cán bộ ngoài Bắc vào sau 75, tôi với anh có dịp chuyện trò mới biết là người cùng quê, nên anh coi tôi nửa như đứa em vì tôi nhỏ tuổi hơn anh, nửa như bạn đồng nghiệp vì anh vốn coi trọng dân “Bắc kỳ di cư 54” sống ở trong Nam, do họ có trình độ. Anh nói, có, tớ có góp ý với ông Chín Đức, nhưng ông ấy bảo 2 hay 3 đồng nhiều quá, sợ anh em có người đóng nổi, người không đóng nổi, đóng 1 đồng vừa bằng với tiền công tác phí của ty cho thì ai cũng đóng được, tớ thấy hợp lý nên cũng im lặng.

Sáng hôm sau, ông Chín Đức đến hơi sớm, cỡ khoảng 6 giờ 30 và nói là muốn tìm tôi. Gặp tôi ở sân do bạn bè chỉ, ông hỏi: “Đồng chí là tổ trưởng Tự nhiên phải không?”. Ông Chín Đức là cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc năm 54, người cao và gầy, môi thâm mắt trắng, rất khó tính, không bao giờ có được nụ cười nên chúng tôi rất e dè mỗi khi có việc lên Ty gặp ông. Tôi trả lời rất lễ phép chứ không dám xuề xoà như đối với anh Ba Thiện: “Vâng ạ”. “Đồng chí thấy tình hình bài thi thế nào?”. “Dạ thưa rất kém. Hôm qua mới bắt đầu chấm nên mỗi người mới chấm được khoảng 2 xấp, sáng một xấp, chiều một xấp. Các bài đa số đều dưới trung bình, cỡ 1 – 2 điểm. Thậm chí có bài môn Toán, nó làm không nổi nhưng không được phép ra sớm nên ngồi viết lăng nhăng, mở đầu bằng hai câu thơ của Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” rồi bảo đấy là thơ trong truyện Kiều của cụ… Nguyễn Trãi và lan man tán dóc đặc kín cả 4 trang giấy”. “Không phải nó tán dóc đâu, nó có tinh thần cách mạng đấy. Giám khảo cho bao nhiêu điểm?”. “Dạ thưa zê- rô. Anh ấy bảo môn Toán là phải chính xác, nó viết như vậy lạc đề hoàn toàn nên cho zê- rô”. “Không được, phải cho điểm nó chứ, công lao động viết 4 trang giấy của nó để đâu”. Rôi ông hỏi tôi: “Theo đồng chí dự đoán, tỉ lệ thí sinh thi đậu năm nay khoảng bao nhiêu phần trăm?”. “Dạ thưa chưa rõ, chấm xong mới biết. Nhưng theo tôi nghĩ, số thí sinh thi đậu có lẽ rất thấp, chắc chỉ khoảng 20 – 21 phần trăm là nhiều”. Nét mặt ông Chín Đức tự nhiên sa sầm, ông bảo tôi: “Không thể được, tôi đã hứa với ông bí thư tỉnh uỷ và ông trưởng ty Giáo dục là trên 95 phần trăm rồi mà. Anh kiếm cho tôi cô gì tổ trưởng Xã hội được không?”. “Dạ được chứ ạ”. Tôi định đi, ông Chín Đức đi theo: “Tôi phải đi với anh cho lẹ chớ không thôi nóng ruột quá…”.

Cô Thủy ở với các bạn trong các phòng học phía bên trái dẫy nhà lầu. Cô và các bạn đã mặc đồ đàng hoàng để chuẩn bị lên phòng lo việc chấm thi, nên nghe các bạn nói có ông Chín Đức kiếm là cô ra ngay. Ông Chín Đức cũng hỏi cô những điều như đã hỏi tôi. Đặc biệt, về tỉ lệ thí sinh thi đậu, cô cũng nói cô đoán khoảng 20- 21 phần trăm đúng như tôi đã nói. Ông Chín Đức bồn chồn nói: “Thôi chết, thế này thì chết, hư bột hư đường hết trơn hết trọi!…” rồi ông xăm xăm đi lên phía văn phòng ban lãnh đạo hội đồng.

Có lẽ ông Chín Đức đã gặp anh Liêm chủ tịch hội đồng và coi lại điểm các bài thi đã chấm, nên một lát sau tôi nghe có tiếng micro phụt phụt “a- lô, a- lô” trên loa phóng thanh rồi giọng anh Liêm ra lệnh cho toàn bộ giám khảo phải tạm ngừng chấm, tập trung lên phòng khánh tiết nghe đồng chí Chín Đức phó chủ khảo phổ biến một số việc cần.

Chúng tôi xuống phòng khánh tiết, không ai dám vắng mặt. Một lát, ông Chín Đức đi vô nhưng chỉ có một mình, không có anh Liêm đi cùng vì anh muốn tránh mặt, không can thiệp vào việc thí sinh thi đậu nhiều hay ít.

Khởi đầu, ông Chín Đức cho biết ông đã coi lại các bài thi đã chấm. Điểm cho như vậy là tốt nhưng quá khắt khe, không thể đạt được tỉ lệ 95 phần trăm trở lên như ông đã hứa với ông bí thư tỉnh uỷ và ông trưởng ty Giáo dục. Tiếp theo, ông tâm sự: “Nói thiệt với các đồng chí, tuy các đồng chí là giám khảo nhưng tất cả đều là giáo viên thuộc 9 trường cấp 3 trong tỉnh, bạn bè với nhau. Học trò các lớp 12 đều do các đồng chí dạy. Trường nào tỉ lệ học sinh thi đậu dưới 95 phần trăm có nghĩa là giáo viên trường đó lười biếng, dạy kém, không đạt yêu cầu, sẽ bị ty trừng phạt, đổi đi trường khác hoặc cho nghỉ dạy. Tình nghĩa bạn bè của các đồng chí như vậy không tốt. Chỉ vì các đồng chí chấm thi quá khắt khe nên bạn bè của các đồng chí bị trừng phạt, các đồng chí có sung sướng không? Tại sao các đồng chí hổng cho rộng điểm để ai cũng vui vẻ về thành tích hội đồng chúng ta đã đạt được?”.

Ông còn nói nữa. Cuối cùng, ông đem câu chuyện một thí sinh thi môn Toán đã đưa hai câu thơ của Hoàng Trung Thông ra viết tầm bậy mà tôi đã nói với ông ra làm ví dụ:
– Tôi hỏi các đồng chí, nếu bây giờ một thí sinh thi môn Toán nhưng nó làm bài không nổi, đem hai câu thơ gì đó ra tán dóc từ đầu đên cuối đặc kín hết 4 trang giấy thì các đồng chí cho điểm như thế nào?
Mọi người im lặng không dám trả lời. Ông hỏi lại lần nữa, không đừng được, một anh phải giơ tay đứng lên:
– Thưa anh, toán học là một khoa học chính xác, trong trường hợp thí sinh làm bài hoàn toàn lạc đề như vậy chúng tôi cho không điểm.
Nói xong anh vẫn đứng đấy, ông Chín Đức vẫy cho anh ngồi xuống rồi hỏi:
– Ai đồng ý với anh bạn đó?
Không ai trả lời. Ông lại hỏi:
– Ai không đồng ý với anh bạn đó?
Cũng không có ai trả lời.
Ông chỉ thẳng tay vào mặt người vừa phát biểu và nói gằn giọng:
– Anh là một tên phản động, không có lập trường giai cấp. Công lao động viết đặc kín hết 4 trang giấy của nó anh để đâu? Mặc dầu nó hoàn toàn lạc đề nhưng phải tính công lao động cho nó chớ. Anh không tính công lao động cho nó là bắt chước bọn tư bản bóc lột, là hạng phản động theo đuôi đế quốc!
Ông còn mắng nữa, sau đó dịu giọng:
– Nói vậy chớ các đồng chí cũng nên thông cảm. Con em của chúng ta suốt bao nhiêu năm bị Mỹ Nguỵ dày xéo, áp bức bóc lột, các em học hành chưa đến nơi đến chốn, làm bài nếu có sai sót là do bọn Mỹ Nguỵ chớ không phải lỗi tại các em. Vậy tôi đề nghị các đồng chí chấm bài thiệt nương tay. Chúng ta nhứt quyết đạt được tỉ lệ thí sinh thi đậu từ 95 phần trăm trở lên, nắm lá cờ đầu toàn quốc. Các đồng chí nhất trí chưa nào? Ai đồng ý thì giơ tay?
Mọi người bắt buộc phải giơ tay, đồng ý trăm phần trăm.
– Rồi, xong, bây giờ mời các đồng chí lên phòng tiếp tục làm việc.
Nói xong ông đi ra. Chúng tôi nhìn theo, một anh cười cười nói đùa: “Nhất trí trăm phần trăm! Thành công mỹ mãn! Cho điểm lớn nắm lá cờ đầu toàn quốc!”.
Buổi tối anh Ba Thiện từ nhà tập thể trong Ty đến chơi thăm anh em. Anh ngồi nói chuyện với tôi trên thành hành lang:
– Cậu có biết hôm qua đứa nào phát ngôn bừa bãi, nó bảo với các chị nuôi là cho thêm cám vào canh rau muống cho được bằng con heo chứ anh em ăn uống thua con heo.
Tôi nói:
– Em đấy anh ạ. Em nói thật chứ không phải phát ngôn bừa bãi.
– Biết ngay mà. Tao hỏi vậy thôi chứ không hỏi cũng biết là mày. Cái mồm mấy thằng Thái Bình Thái lọ độc địa, cứ hễ nói ra là chết trâu chết bò. Mày coi chừng cái mồm mày đấy mày!…
– Đã nói là em không sợ, đã sợ là em không nói. Thế bộ anh không phải dân Thái Bình Thái lọ?
– Tao khác, mày khác. Tao là cán bộ, đã đi bộ đội đánh nhau suýt chết mấy lần ở bên Campuchia về, chẳng ai làm gì được tao.
Sau đó anh hạ thấp giọng, thân mật:
– Chỗ anh em cùng quê, tao biết mày từ hồi mày còn mặc quần thủng đít nên nói cho mày để ý vậy thôi. Mày loan báo giùm với anh em là kể từ ngày mai trở đi, tao đã xin được bánh mì của cửa hàng thực phẩm quốc doanh, mỗi sáng mỗi người sẽ được nửa ổ bánh mì ăn cho đỡ đói.
Rồi anh nói thêm:
– Tao cũng đã nói chuyện với ông Chín Đức, từ trưa mai mỗi bàn 4 người sẽ được tăng cường một đĩa thịt kho nho nhỏ. Vậy là không còn ai than phiền gì nữa phải không?
– Vâng, cám ơn anh.
Đúng như lời anh Ba Thiện đã nói, sáng hôm sau mỗi người chúng tôi được nửa ổ bánh mì đã cắt sẵn, do cửa hàng thực phẩm quốc doanh huyện Thuận An tức hai huyện Lái Thiêu và Dĩ An nhập lại, bán ế từ hôm trước, nguội ngắt, đựng trong chiếc bao tải để trên hành lang. Nhiều anh đứng ăn ngay tại chỗ còn các cô thì lấy chung cho nhau đem về phòng. Buổi trưa thì mỗi bàn ăn 4 người được “tăng cường” thêm một dĩa thịt kho bé tí, mỗi người gắp được vài miếng, anh em phấn khởi ra mặt.
Do đã được ông Chín Đức “lên lớp” và thức ăn đã được tăng cường nên điểm của các bài thi tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, tỉ lệ thí sinh thi đậu dù tăng đến đâu cũng chỉ vào khoảng 40 – 45% là cùng chứ không thể hơn.
Ông Chín Đức lại hỏi, tôi lại nói tôi thấy như thế. Ông ngớ người có vẻ không hài lòng: “Tại sao anh em vẫn cứ chấm khe khắt?”. “Không phải khe khắt đâu anh ạ, tại vì tình hình kinh tế khó khăn, học sinh nhiều đứa bỏ học hay không chịu học nên đi thi làm bài quá kém, không thể cho điểm lớn chứ không phải anh em khe khắt”. “Thôi được, để tôi bàn lại với ông Sáu Việt xem sao chớ tỉ lệ thi đậu như vậy thì chết rồi!”. Tiếng “chết” ông Chín Đức nói theo giọng Bắc nghe không ra Bắc cũng chẳng ra Nam.
Gần trưa hôm sau, cỡ 10 giờ 30, anh em nghỉ giải lao, nhiều anh xuống sân cho được thoải mái. Bỗng có tiếng còi xe tin tin và tiếng xe lam kêu lạch bạch, khói phun ra bình bình ở cái ống bô dưới gầm xe. Chú gác dan vội chạy ra mở rộng cả hai cánh cổng. Chiếc xe hơi Mỹ màu đen bóng loáng có tài xế lái của ông Sáu Việt đi trước, theo sau là chiếc xe lam cũ kỹ. Lạ lùng là trên xe lam có một con heo to bự như con bê, đứng thò mõm ra ngoài kêu ụt ịt. Ở khoảng giữa tai bên phải của con heo có một cái lỗ có lẽ lâu ngày nên đã rộng ra, cột sợi dây thừng. Tôi chưa từng thấy heo xỏ lỗ tai cột dây thừng giống như con trâu xỏ lỗ mũi bao giờ cả.
Anh em xúm lại xem, có anh nói con heo có lẽ nặng tới một tạ rưỡi, có anh nói hai tạ, thậm chí có anh nói ba tạ. Toàn là nói mò nhưng anh nào cũng ngạc nhiên không hiểu tại sao ông trưởng ty lại đem một con heo to bự đến hội đồng thi như vậy.
Ông Sáu chỉ cho chú gác dan cột sợi dây thừng vào chỗ gốc cây có bóng mát rồi cười cười, xoa hai tay vào nhau:
– Heo mua trong trại heo Mồng 3 Tháng 2 dưới Dĩ An đấy, nhưng chưa trả tiền. Mua để vài bữa nữa làm thịt, liên hoan ăn mừng tổng kết hội đồng.
Rồi ông vẫn cười cười, nói tiếp nửa như thật, nửa như đùa:
– Hễ tỉ lệ thí sinh thi đậu trên 95 phần thì liên hoan, còn nếu dưới 95 phần trăm sẽ trả con heo lại cho trại, không liên hoan liên đồ gì hết ráo trọi. Các đồng chí muốn ăn thịt heo thì ráng cho điểm lớn vô…

Chúng tôi cười xoà vui vẻ. Kể từ hôm đó cả hội đồng đều biết chuyện ông trưởng ty mua con heo đại bự để sẽ liên hoan ăn mừng tổng kết hội đồng nếu tỉ lệ thí sinh thi đậu trên 95 phần trăm. Nhiều anh nói đùa: “Cho điểm lớn vô bà con ơi! Ráng nhắm mắt vô mà cho điểm!”, khiến ai cũng cười.
Điểm cho tưng bừng, thậm chí không cần chấm kép nữa, cứ một người chấm, người kia thêm vô một ít rồi ký tên, coi như đã cho điểm thống nhất. Có hôm, một cô hỏi tôi: “Bài nó chỉ viết có hai chữ bài làm rồi bỏ trống hết thì cho điểm thế nào hả anh?”. Tôi chỉ xuống dưới sân: “Kia kìa, cô muốn ăn thịt heo thì cho điểm, còn nếu không muốn ăn thì thôi, cho nó số không cũng được”. “Nhưng chỉ có hai chữ bài làm, biết cho thế nào?”. “Kệ, cô cho nó một điểm hay nửa điểm tuỳ ý. Hễ cô cho một điểm hay nửa điểm thì tôi khỏi phải làm báo cáo, còn nếu cho số không, tôi phải làm báo cáo giải thích lý do tại sao cô cho số không rồi cô ký tên xác nhận, mất công”. “Vậy thì em cho nửa điểm, chứ có hai chữ bài làm mà cho một điểm thấy hơi kỳ kỳ”. “Vâng, tuỳ cô”.

… Thế rồi việc chấm thi cũng xong. Hôm làm lễ tổng kết hội đồng, ngoài ông bí thư tỉnh uỷ ra còn có ông chủ tịch UBND tỉnh và các ban bệ khác tham dự nên buổi lễ lại càng long trọng. Khởi đầu, anh Liêm nhân danh chủ tịch hội đồng giám khảo lên báo cáo kết quả kỳ thi đã đạt được. Nói chung, thí sinh cả tỉnh đậu 97,5% so với 95,2% năm ngoái và 94,5% năm kia. Riêng trường tôi đậu 98,5%, trường cấp 3 Lái Thiêu 98,2%, trường cấp 3 Tân Uyên 97,8%, còn các trường khác trường nào cũng đậu từ 97% trở lên. Hội nghị vỗ tay và người hãnh diện nhất có lẽ là ông Chín Đức. Tiếp theo, ông Sáu Việt trưởng ty Giáo dục lên khen ngợi các trường đã đạt thành tích tốt nhất. Sau đó, ông chủ tịch UBND tỉnh lên thay lời ông bí thư tỉnh uỷ phát biểu, khen ngợi toàn thể ban lãnh đạo ty Giáo dục và hội đồng giám khảo… Cuối cùng, buổi lễ chấm dứt, anh Ba Thiện phó ty đặc trách đời sống cầm micrô đứng tại chỗ mời tất cả các anh chị em xuống phòng ăn bên dưới dự tiệc liên hoan, còn quý vị đại biểu và quý vị trong ban lãnh đạo cũng như các nhân viên trong Ty Giáo dục thì xin mời sang phòng bên cạnh.

Chúng tôi xuống sân, anh nào cũng xách theo túi xách đã để sẵn trước cửa phòng hội nghị lúc vào dự lễ tổng kết, hễ ăn uống xong, có xe buýt tới là sẽ dông liền.

Khốn nỗi, khi vào phòng ăn, thức ăn bày trên các dẫy bàn dài thì nhiều nhưng toàn những món được làm theo kiểu cỗ bàn nhà quê ngoài Bắc: thịt heo luộc, lòng heo luộc, xôi đậu xanh, nước suýt (nước luộc thịt, luộc lòng) bỏ hành lá… Những năm trước, liên hoan tổng kết tuy không giết heo nhưng anh nuôi, chị nuôi là người Nam, làm các món ăn miền Nam như cà- ri bánh mì, bún thịt nướng, thịt phá lấu, thịt kho tàu…, chúng tôi ăn rất ngon lành. Năm nay không hiểu sao lại đổi anh nuôi, chị nuôi là người Bắc, nấu theo kiểu Bắc, chúng tôi ăn không quen nên rất ngại ngần, chẳng anh nào muốn ngồi vào bàn.
Bỗng bên ngoài có tiếng ai đó nói: “Xe buýt tới, xe buýt tới…”, vậy là mọi người vội vàng xách theo túi xách chạy ra cổng, hối hả lên xe buýt, những anh lên chậm phải chờ chuyến khác nhưng chẳng ai ở lại ăn uống.

Xe chạy. Một anh đứng bên cạnh tôi, tay bám vào thành ghể đã có người ngồi, chuyện trò:
– Sao năm nào thi cử họ cũng tìm cách bắt tụi mình cho điểm thật lớn cho có tỉ lệ thí sinh thi đậu thật cao thế nhỉ?
Tôi nói:
– Tại bệnh thành tích đấy. Ông nào cũng muốn có thành tích cao để giữ địa vị hoặc thăng tiến địa vị. Đấy, ông thấy, ông Sáu Việt trưởng ty thì đi xe Mỹ bóng loáng có tài xế lái, còn ông Chín Đức với ông Ba Thiện phó ty thì đi xe Honda. Tôi nghi cái xe Honda đó chắc các ông ấy cũng kiếm ở đâu chứ từ ngoài Bắc vào, nghèo muốn chết làm gì có xe Honda.
Người bạn nói:
– Muốn thí sinh thi đậu bao nhiêu phần trăm là quyền của họ, tại sao họ cứ bắt tụi mình nhúng tay vô, cho thí sinh đậu thật nhiều trước khi họ tăng lên tới 97,5 phần trăm một cách vô lý?
– Vấn đề tâm lý vậy thôi. Ví dụ thí sinh thi đậu 20 – 21 phần trăm, các ông ấy bắt tụi mình tăng lên 60 – 70 phần trăm trước khi họ tăng lên tối đa thành 97,5 phần trăm thì họ thấy thoải mái hơn đang từ 20 – 21 phần trăm cho vọt thẳng lên 97,5 phần trăm, đúng không?
– Đúng, nhưng thi với cử, chán muốn chết. Thà đừng thi thố gì nữa còn hơn!

***

Mọi chuyện qua đi, ít lâu sau tôi được đổi về một trường tại Sài Gòn nên không biết ở tỉnh có còn cái vụ “đạt thành tích cao, nắm ngọn cờ đầu toàn quốc” như trước nữa hay không.

Thế rồi thời gian trôi qua, có lẽ khoảng 10 hay 12 năm tôi không nhớ rõ. Một hôm tôi bị cảm sốt, uống loanh quanh Paracetamol và Panadol mãi không khỏi, bèn ra tế phường khám bệnh.

Bác sĩ còn khá trẻ, cỡ ngoài 30 tuổi trông rất quen, sau tôi nhớ ra đó là Nguyễn Văn Quý, học trò cũ của tôi ở D.A khi tôi còn dạy ở đấy. Sở dĩ tôi tôi nhớ mặt, nhớ tên vì Quý học rất kém, lớp 12 A2 Quý học lại do tôi làm chủ nhiệm nên biết rất rõ từng người. Quý kém đến nỗi anh Liêm hiệu trưởng định không ghi tên trong danh sách thí sinh thi tốt nghiệp phổ thông vì sợ làm giảm tỉ lệ học sinh thi đậu của nhà trương. Nhưng vì ông già hay chú bác gì đó của Quý làm lớn trong tỉnh ai cũng biết tiếng nên đành phải cho đi thi. Thế rồi với tỉ lệ thí sinh thi đậu 97,5% của tỉnh, tất nhiên Quý cũng đậu.

Chẳng những thi đậu tốt nghiệp cấp 3 mà Quý còn được học Y khoa tại Đại học Y Dược Sài Gòn. Chúng tôi rất ngạc nhiên. Thi vô Y khoa rất khó, hàng ngàn người mới đậu vài người, làm sao Quý có thể đậu được? Thì ra, Quý học Y khoa theo hệ “học gửi”. Ở Việt Nam hiện nay, Đại học Y Dược đào tạo các bác sĩ theo 3 hệ: Thứ nhất, hệ chính quy, sinh viên thi vào rất khó, học trong 6 năm cộng thêm 1 hay 2 năm chuyên ngành, tức 7 đến 8 năm, loại này rất giỏi. Thứ hai, hệ “học gửi”, không phải thi cử gì cả, chỉ do địa phương chịu đóng mọi chi phí rất lớn cho nhà trường rồi gửi lên học. Các sinh viên “học gửi” này thường ỷ mình là do địa phương quản lý, không bắt buộc phải chăm chỉ như các sinh viên chính quy nên thường lơ là, ít để ý đến việc học. Thứ ba, hệ “đôn cấp”, các y tá hoặc y sĩ trung cấp sau khi đã phục vụ tại các bệnh viện hoặc các phường, xã từ 3 đến 5 năm, nếu được cấp trên cứu xét, gửi lên Đại học Y Dược và cũng chịu các khoản phí tổn giống như sinh viên học gửi thì sau 2 hay 3 năm sẽ ra bác sĩ.
Theo nguyên tắc, các bác sĩ “học gửi” hoặc “đôn cấp” sau khi ra trường sẽ về làm việc tại địa phương, nhưng không hiểu Quý chạy chọt thế nào lại được làm bác sĩ ở Sài Gòn tại phường tôi.
Quý chỉ chiếc ghế trước mặt cho tôi ngồi rồi mở sổ hộ khẩu tôi vừa nộp coi sơ tên tuổi, địa chỉ của tôi và hỏi:
– Hồi trước ông là giáo viên dạy ở trương Cấp 3 D.A phải không?
– Vâng.
– Ông có nhớ tui là ai không?
– Nhớ, Nguyễn Văn Quý, lớp 12 A2 tôi làm chủ nhiệm.
Quý nói có vẻ hãnh diện:
– Ông thấy không, hồi đó mấy giáo viên dạy lớp ai cũng la tui học dở, bây giờ tui cũng bác sĩ như ai chớ có thua kém ai đâu.
Rồi hắn hỏi tiếp:
– Sao nào, thầy bịnh gì nào?
Tôi nói tôi bị cảm sốt, uống Paracetamol và Phanadol mãi không khỏi. Hắn lấy ống thính chẩn nghe ngực, nghe lưng rồi ghi toa cho tôi gồm 3 thứ thuốc tôi nhớ là Dectancyl, Ampiclox và Vitamin C, chữ nguệch ngoạc như người tập viết.
– Ngày uống ngày 3 lần sáng chiều tối, mỗi lần mỗi thứ 1 viên tui đã ghi rõ.
– Vâng, cám ơn bác sĩ.
Tôi cầm cuốn sổ hộ khẩu trên bàn rồi đi như một người hoàn toàn xa lạ.
Buổi tối hôm ấy ăn cơm xong tôi mới uống 1 viên Dectancyl, 1 viên Ampiclox còn Vitamin C để lại vì sợ ban đêm khó ngủ thì cỡ 2 giờ sáng bỗng thức giấc vì bụng đau như cắt. Đau đến mức tôi cứ vừa bóp bụng rên la vừa bò từ trên giường xuống đất vẫn không đỡ đau. Lại ói nữa, trong chất nhớt dãi ói ra có lẫn với máu. Cả nhà sợ hãi nhưng không biết phải làm sao. Mẹ tôi nói: “Hay sang gọi cửa nhờ cô y tá cô ấy qua coi giùm xem sao…”. Nhà tôi định đi, em gái tôi nói: “Để em đi cho”, rồi em tôi đi.

Nhà của cô y tá thường gọi là cô Năm ở cách nhà tôi mấy căn. Lát sau cô sang, cầm theo ống thính chẩn và chiếc túi xách đựng các đồ y tề. Thấy tôi đang bò dưới đất hai tay bóp bụng cho đỡ đau, cô hỏi đau thế nào, tôi cố nín đau kể lại chuyện hồi chiều đi khám bệnh ngoài phường, buổi tối mới uống hai viên thuốc Dectancyl và Ampiclox, cỡ hai giờ sáng bị đau dữ dội lại ói cả ra máu nữa. Cô bóp bóp bụng tôi: “Thôi chết, vậy là bị hai thứ thuốc đó phá bao tử rồi. Tôi chích cho cậu một mũi Atropin đặng đỡ đau rồi phải đưa đi bệnh viện cứu cấp lập tức. Nếu để lâu, trong vòng 3 tiếng đồng hồ nữa, bao tử bể ra, bị xuất huyết nội thì cậu sẽ chết”. Cô chích cho tôi một mũi Atropin sau đó gia đình đưa tôi đi bệnh viện.
Vị bác sĩ tương đối đã lớn tuổi trực phòng cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân đêm ấy lại là học trò cũ của tôi ở Bạc Liêu ngày trước. Anh hỏi nhà tôi: “Thầy là giáo sư dạy tại Trung học Bạc Liêu hồi xưa phải không cô?”. Nhà tôi nói vâng. Anh quay sang tôi: “Em là Hứa Ngọc Xướng, học trò cũ của thầy ở Bạc Liêu hồi đó đây thầy. Thầy đau thế nào phải đi cấp cứu?”. Tôi nói tôi uống lầm thuốc giống như đã nói với cô y tá. Anh Xướng hỏi ngay: “Thầy có đem theo toa thuốc đó không, đặng em biết cách chữa?”. Cũng may là từ hồi chiều về đến giờ tôi vẫn để cái toa thuốc trong túi áo ngực nên lấy đưa ra. Vị bác sĩ coi xong, nói: “Cái thằng cha đó tầm bậy thiệt, bộ vừa nghe lời thầy giảng vừa ngủ gục hay sao mà nó hổng biết Dectancyl và Ampiclox là hai loại thuốc chống viêm, trị cảm sốt rất tốt nhưng không được uống chung với nhau. Nếu uống chung, nó phá bao tử bịnh nhơn sẽ chết”. Rồi anh bảo tôi: “Thầy ói ra máu nghĩa bao tử đã bắt đầu đứt các mạch máu nhỏ rồi đó thầy. Phải mổ ngay nếu không nó bể tung ra, bị xuất huyết nội không cứu được nữa”. “Vâng, tuỳ anh. Nếu cần làm giấy tờ gì nhà tôi ký sau cũng được”. “Dạ”. Xướng phụ với nhà tôi đỡ tôi lên cái giường có bánh xe rồi tự tay anh đẩy đi. Tới phòng nào anh cũng đều nói: “Thầy cũ, thầy cũ, mổ gấp, mổ gấp, làm lẹ giùm”. Chỉ nửa tiếng sau là tôi đã được đưa vào phòng mổ và được cứu thoát…

Thưa quý bạn độc giả, tôi kể lại câu chuyện “Con heo trong hội đồng thi” trên đây không phải để nói xấu hay chỉ trích ai cả mà chỉ muốn thưa với quý bạn rằng vấn đề giáo dục quan trọng như thế đó, nó sẵn sàng “trả đũa” con người ta một cách nhanh chóng, trông thấy nhãn tiền. Trong kỳ chấm thi tôi không làm gì cả, chỉ trông nom cho anh em chấm và liên lạc giữa ban lãnh đạo hội đồng với anh em mà thôi, nhưng đã bị nó quật như vậy. Ngoài ra, một người học trò cũ “thời mới” suýt làm tôi nguy hiểm, một người học trò cũ “thời đó” cứu tôi, cả hai đều là bác sĩ nhưng trình độ của họ khác nhau do hai nền giáo dục khác nhau, đó mới là điều đáng nói phải không thưa quý bạn?

Đoàn Dự

__._,_.___

THÍCH TRÍ QUANG LÀ AI ? – Kiêm Ái

THÍCH TRÍ QUANG LÀ AI ? – Kiêm Ái

bởi nguyenlieu01

 THÍCH TRÍ QUANG LÀ AI ?
Kiêm Ái
Tiến sĩ của đại học Đức như bà Thái Kim Lan, hay tiến sĩ của Pháp như ông Cao Huy Thuần hay Viên Giác Trần Tấn Hải, hoặc bác sĩ Ngô Thế Vinhv.v… là những bậc trí thức khoa bảng thứ thiệt và là những người cốgắng đem sở học của mình để binh vực Thích Trí Quang, chứng minh ThíchTrí Quang không phải là một cán bộ Việt Cọng mà là một nhà tu hành Phật Giáo, không phải hoạt động lật đổ chế độ Đệ Nhứt Cọng Hòa và ĐệNhị Cọng Hòa vì chính trị mà vì “bảo vệ Phật Giáo” bị đàn áp.
Tuy nhiên, “khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”; ông bà chúng ta đãdạy như vậy, do đó, muốn biết Thích Trí Quang là ai chúng ta, dù khoa bảng trí thức, dù dân ngu khu đen, dù có mấy bằng bác sĩ, tiến sĩ hay bằng tiểu học, lớp ba trường làng v.v… khi tìm hiểu một con người chúng ta nên dựa trên SỰ THẬT và đưa ra những HÀNH ĐỘNG của người đó để chứng minh thì dù trình độ nào, dù thời đại nào chúng ta cũng sẽ
biết được con người thật của kẻ đó, ở đây là Thích Trí Quang tục danh là Phạm Bồng.
        –Tổng Thống Ngô Đình Diệm có đàn áp Phật Giáo không?
Cuộc đấu tranh của nhóm sư sải Ấn Quang do Thích Trí Quang lãnh đạo với danh nghĩa PHẬT GIÁO BỊ ĐÀN ÁP. Trên thực tế, Phật Giáo có thật bị chế độ Đệ Nhứt Cọng Hòa do ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo có đàn áp hay không? Nếu ai nói có, xin đưa ra một vài ví dụ điển hình, cụ thể.
Người ta thường nêu Dụ Số 10. Nhưng dụ số 10 do Bảo Đại ký từ năm 1950, trước khi ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chính 4 năm. Vả lại, từ đầu chí cuối, Dụ số 10 không đề cập đến Phật Giáo một chữ nào, không cho Phật Giáo là một hiệp hội. Hơn nữa, dụ số 10 chỉ nói rằng Hội Truyền Giáo Công Giáo sẽ đề cập sau, và cho đến năm 1960, khi Vatican thiết lập hàng giáo phẫm Việt Nam, Hội truyền giáo Paris đương nhiên giải tán, các giám mục ngoại quốc phải từ chức. Dù đây là một “duyên cớ hết sức vô duyên” nhưng cũng không liên quan gì đến Phật Giáo.
Sau này, nhóm Thích Trí Quang muốn kiện tòan tổ chức với tên “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” (GHPGVNTH) chính phủ cũng không “nhúng tay vào”, vì “đó là việc nội bộ của tôn giáo đó”. Cái gọi là Giáo Họi Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt chỉ gồm có 8 đoàn thể tham gia, nhưng đám Thích Trí Quang cũng tiếm danh, tiếm của của tất cả mọi ngành Phật Giáo, độc tài hơn cả độc tài, dung bạo lực với đòng đạo, các trí thức Phật Giáo đừng nhăm mắt làm lơ nhé.
Hoa Kỳ cũng cố gắng chứng minh chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo giúp Thích Trí Quang, yêu cầu Liên Hiệp Quốc (LHQ) ra nghị quyết lên án chế độ Ngô Đình Diệm (NĐD) đàn áp Phật Giáo (PG) nhưng cũng thất bại. “Thiệt vàng không sợ gì lửa”, chính phũ NĐD đã mời một phái đoàn LHQ qua VN, điều tra, với quyền hạn rộng rãi, muốn đi đâu, dù vào khám đường, muốn phỏng vấn ai, kể cả nhân viên chính phủ… đều được thỏa mản, chính phủ NĐD còn hứa nếu có sai phạm sẽ sửa chữa. Phái
đoàn LHQ gồm 7 đại diện các quốc gia Phật Giáo. Tuy nhiên, phái đoàn này đã chứng nhận chính phủ NĐD không đàn áp Phật Giáo, dù phúc trình này ra đời sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Đây là một điểm son cho chế độ Ngô Đình Diệm. Chế độ Ngô Đình Diệm cũng không cho một ân huệ nào cho Công Giáo trái lại đã buộc Công Giaq1o tuan thủ luật lệ Quốc Gia, đã thu hồi vườn Cao su Phú Thọ. Trái lại, trong 9 năm dưới quyền cai trị của chế độ NĐD số chùa mới tăng gấp đôi, số lớn tu sĩ PG được du học ngoại quốc do học bỗng của chính phủ. Do đó:
-Chế độ Ngô Đình Diệm không đàn áp Phật Giáo. Thích Trí Quang mượn cớ
“Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo” là vu khống.
Ai nói ngược lại, xin chứng minh bằng taì liệu, bằng vật chứng, nhân chứng.
Tại sao Thích Trí Quang đánh tráo bài “pháp thoại” đọc tại đài phát thanh Huế?
Trong cuộc họp  giữa Thích Trí Quang và ông Đại Biểu chính phủ, và ông tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế, Thượng tọa Trí Quang đã đồng ý với 2 vị này một “pháp thoại” tuy vẫn có những phản đối chính phủ, nhưng với lời lẽ trang nhã, và giao cho 2 vị này một bản sao “làm bằng chứng”.
Nhưng sau khi hô hào Phật tử đến đài phát thanh Huế “để nghe pháp thoại về Phật Đản của thầy Thích Trí Quang” thì thầy đã “thay bằng bản pháp thoại khác, không giống như bản đã trao cho chính quyền, Giám đốc đài phát thanh không phát và xin có thì giờ để phối kiểm với chính quyền. Thế là hỗn loạn nổi lên, đưa đến cái chết của 9 trẻ em và khởi đầu cuộc đấu tranh “chống đàn áp Phật Giáo”. Với hành động này, Thích Trí Quang không phải là một nhà tu Phật Giáo mà là một cán bộ phá hoại, kẻ không cò liêm sỉ tối thiểu của một con người bình thường.
Thích Trí Quang đã tráo trở với chính quyền, phỉnh gạt Phật tử. Ai nói ngược lại xin chứng minh.
         Thượng tọa Thích Quảng Đức bị thiêu hay tự thiêu?
“Mấy trăm tăng ni kéo đến góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, vừa đi vừa tụng kinh rồi làm thành một vòng tròn, một chiếc xe hơi ngừng lại, hai nhà sư trẻ dìu một vị sư già xuống xe, đặt ngồi  giữa đường. Một vị sư trẻ khác dung một can xăng đổ từ trên đầu vị sư già đến thân thể, áo quần, chảy lan ra đất, sau đó  vị sư trẻ này bật lửa
châm từ áo quần vị sư già, lửa lan đến thân thể ông ta. Toàn thể tăng ni nhất loạt quỳ lạy vị sư đang bị đốt. Suốt nửa giờ bị thiêu đốt, nhưng vị sư già không có lấy một cử chỉ, dù là nhỏ nhặt tỏ ra đau đớn, cho đến khi ngã ra chết.”. Tất cả cơ quan truyền thông ngoại quốc đều được thông báo sự kiện này trước mấy giờ. Sự kiện nhà sư Thích Quảng Đức chết xảy ra giữa thanh thiên bạch nhựt. Vậy xin hỏi các khoa bảng, các người dạy sự thật, các nhà sư v.v…
          Thích Quảng Đức bị thiêu hay tự thiêu?
Câu trả lời sẽ được hậu thế xếp quý vị vào loại người nào. Hãy suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định.
Tại sao “Ấp Chiến Lược bị Dương Văn Minh ra lệnh dẹp bỏ trước tiên?
Ngày 2.11.1963, chính Dương Văn Minh đã ra lệnh dẹp bỏ tất cả Ấp Chiến Lược và tất cả các nhân viên xã ấp đều bị tấn công vì là “bọn Cần Lao” và họ không thể chống đỡ, chỉ mấy tuần sau, thấy bị phản đối quyết liệt, Dương Văn Minh mới cho tái sinh với tên “Ấp Tân Sinh”, đồng bào gọi mỉa mai là Ấp mới đẻ. Đây là một hành động tiếp tay cho VC rất đắc lực.
-Tại sao, khi đã giết 3 anh em họ Ngô, đã không có ai “đàn áp Phật Giáo” Thích Trí Quang còn tổ chức phản loạn ở Huế và Đà Nẵng, thiết lập sư đoàn Phật tử, trú đóng các chùa,  chứng tỏ Thích Trí Quang là nhà tu Phật Giáo hay cán bộ Việt Cọng?
         Xin quý vị binh vực Thích Tri Quang trả lời.
Tại sao Thích Trí Quang lại dùng “bàn thờ Phật” làm vũ khí? Có phải chăng Thích Trí Quang là tên Việt Cọng chính cống lấy “cứu cánh biện minh cho phương tiện” theo sách vở của Cọng Sản. Vết ô nhục này nếu Phật Giáo Việt Nam không loại bọn sư sải Ấn Quang ra khỏi hàng ngũ Phật Giáo thì tất cả tín đồ Phật Giáo đều đắc tội với Đức Thích Ca. Thích Quảng Độ, Thích Minh Châu  là sư chùa Quán Sứ tức là sư của VC qua Ấn Độ học Phật học, sao lại không về Bắc mà lại về Miền Nam? Thích Quảng Độ tham gia tranh đấu với Thích Trí Quang, Thích Minh Châu tổ chức sinh viên, giáo sư Vạn Hạnh tiếp đón VC vào Saigon, tổ chức “sinh nhựt cho Hồ Chí Minh”. Lúc đó, Thích Trí Quang trốn ở đâu?
Cái hèn nhát của Thích Trí Quang là sợ VC giết hay tù đày do đó, mấy chục năm trời sống hèn hạ cho đến chết lại than với người bạn “tôi với ông hết thời rồi”. Sợ luôn những tên phục dịch cho mình. Sao không niệm “Nam mô vô úy bồ tát Hồ Chó Minh”?
Hỡi những vị khoa bảng, trí thức, hãy dùng lương tâm, liêm sĩ của mình trả lời mấy câu hỏi trên đây. Nếu không dám trả lời thì cũng nên bắt chước “thầy” làm con chó sống hơn con sư tử chết.
Kiêm Ái 22112019

Bài viết của ông Đặng-Xương-Hùng, nguyên cán bộ Bộ NG VN, đã xin tị nạn tại Thuỵ Sĩ.

Bài viết của ông Đặng Xương Hùng, nguyên cán bộ Bộ NG VN, đã xin tị nạn tại Thuỵ Sĩ.

THÀNH ĐÔ–ĐẶC KHU–SÁCH TRẮNG QUỐC PHÒNG
—————————————————————————
Đặng Xương Hùng

28-11-2019

Việt Nam mới đây đã công bố Sách Trắng quốc phòng 2019. Ảnh: VNN
Mới đây, một anh bạn của tôi tỏ ý không tin là có Thành Đô. Anh lập luận, chỉ còn một tháng rưỡi nữa là đến năm 2020, đâu thấy có dấu hiệu gì Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc đâu?

Tôi không hẳn chỉ muốn phản bác lại anh, mà là cố gắng xâu chuỗi lại các sự kiện để cùng anh đi đến kết luận: Nguy cơ mất nước đang hiển hiện 100% và đảng cộng sản Việt Nam phải chịu tội này trước dân tộc Việt Nam.

Tôi đã nhắc lại với anh:

– Cuộc gặp bí mật tại Thành Đô – Trung Quốc là có thật 100%. Họ đến đó để cầu xin, quy phục cộng sản Trung Quốc. (Tôi muốn anh tìm đọc Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ).

– Khi nhắc đến Hiệp ước Thành Đô thì ta không nên hiểu đó chỉ là một văn bản Hiệp ước được ký kết ngay cuộc gặp này, mà phải hiểu là tổng hợp tất cả những cam kết bằng miệng và bằng giấy tờ tại Thành Đô và tại những cuộc trao đổi giữa hai bên những năm sau đó trong quá trình đạt được bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

– Bức tường Berlin sụp đổ. Đảng cộng sản Việt Nam thấy rõ nguy cơ đe dọa. Họ đã chọn giải pháp quy hàng cộng sản Trung Quốc để có thể tiếp tục tồn tại. Trong ngoại giao chúng tôi gọi đó là giải pháp đỏ (hợp tác giữa những người cộng sản tại Campuchia và giữa TQ – VN).

– Họ chả có gì đủ mạnh để hy vọng đổi được sự che trở của TQ ngoài việc hứa đưa Việt Nam về chung ngôi nhà với Trung Quốc, tiến tới một thế giới cộng sản đại đồng. (Tôi khẳng định 100% đây là suy tính của những người lãnh đạo chóp bu lúc bấy giờ).

Tôi cũng chia sẻ thêm với anh:

– Lãnh đạo Việt Nam là những kẻ tiểu nhân, hứa thật cao để đạt được mục đích, sau nuốt hoặc trì hoãn thực hiện lời hứa là chuyện bình thường.

– Tuy nhiên, thâm nho như Tàu thì có mà chạy đằng giời, mọi món nợ đã trói chặt VN trong vòng kiểm soát của TQ. Những sự kiện cho thấy việc dần phải quy tụ lại với TQ, trong những năm qua, là rất rõ ràng:

+ Nhượng đất, nhượng biển đảo.

+ Cờ 6 sao (cố tình hay nhầm lẫn mà những ba bốn lần)

+ Chuyển đổi quân phục quân đội giống y TQ.

+ Bắt buộc học tiếng Trung.

+ Liên minh ngân hàng, tiêu tiền TQ trên lãnh thổ VN.

+ Hợp tác truyền hình, phát sóng tiếng Trung.

+ Hiệp định dẫn độ.

+ Người TQ tự do tràn ngập, có cả khu tự trị của người TQ, người VN không được vào.

+ Mọi dự án quan trọng đều lọt vào tay TQ.

(Danh sách này vẫn còn chưa đủ, mời quý độc giả bổ sung)

Bây giờ, tôi mới quay lại chủ đề chính của bài viết: Thành Đô – Đặc khu – Sách trắng quốc phòng.

Như chúng ta đều biết, vào năm ngoái Luật đặc khu bị người dân phản đối kịch liệt. Người dân chả cần phải cao siêu gì người ta cũng đều nhận xét, ký luật đặc khu là bán nước. Và mọi người đều biết suy luận, đó là hậu quả của Thành Đô.

Tưởng chừng trước sức ép của người dân như vậy lãnh đạo Việt Nam cũng phải dè chừng trong câu chuyện đặc khu. Nhưng không, với bản chất của những kẻ tiểu nhân, chẳng bao giờ biết thành thật, chỉ biết dối trá, lừa dối cả chính nhân dân mình, họ đã đánh tráo khái niệm, thay đổi câu chữ, thay đổi quy trình, giữa tháng 11/2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lấp liếm ký rất “nhanh lẹ”, “kín đáo” câu chuyện đặc khu.

Cùng với nó, Quốc hội VN, ngày 25/11/2019, đã thông qua luật sửa đổi cho phép người nước ngoài được miễn thị thực khi họ đến các “khu kinh tế đặc biệt trên biển”. Thật là một sự phối hợp “nhịp nhàng” và thông điệp cũng khá dễ để suy luận: Những đặc khu này chỉ là dành cho Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là tại sao họ phải làm mọi cách để thông qua câu chuyện đặc khu một cách mau lẹ như vậy, câu trả lời chỉ có thể là, đặc khu là thành tố rất quan trọng trong quy trình quy tụ VN về với TQ và với sức ép từ phía TQ, nó không thể chần chừ thêm được nữa.

Như chúng ta đều biết, một hai tháng trước đây, câu chuyện TQ xâm phạm lãnh hải VN ở bãi Tư Chính đẩy quan hệ hai nước căng như dây đàn, tưởng chừng như sắp có chiến tranh đến nơi giữa VN và TQ. Nhưng rốt cuộc rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy. Quan hệ hai nước lại quay về chỗ cũ như thể “chưa từng có một cuộc… ra tay”.

Tại sao lại như vậy? Rất khó hiểu và cũng rất dễ hiểu. Thông điệp dằn mặt, nắn gân của TQ với VN thì chỉ có người VN hiểu, hoặc phải cam chịu mà hiểu. Thông điệp phản đối, đáp trả của phía VN thì cũng rất “khôn khéo” chỉ đủ để cho người TQ hiểu là được. Tóm lại, VN đã rất hài lòng chấp nhận với chính sách “gác tranh chấp cùng khai thác” mà TQ từng đưa ra, có thể bỏ qua câu chuyện chủ quyền.

Những phản ứng của ngoại trưởng Phạm Bình Minh tại LHQ thực chất cũng chỉ để nhằm đối phó với nhân dân mà thôi. Đại diện phía TQ vẫn ngồi nguyên trong diễn đàn để nghe phản ứng của ngoại trưởng Phạm Bình Minh cơ mà. Phải chăng thông điệp chính thức của phía VN muốn gửi cho phía TQ đã đi đêm qua kênh khác rồi.

Kế tiếp, cũng trong ngày 25/11/2019, Bộ quốc phòng VN cho công bố sách trắng quốc phòng. Người quan sát tình hình, chả cần phải quá thông thái mới nhận ra rằng: Công bố sách trắng khẳng định chính sách 4 không lúc này là không đúng lúc. Trong khi TQ ngang ngược phản đối VN xâm phạm chủ quyền của TQ tại bãi Tư Chính, trong khi TQ đang làm hết sức, khiêu khích công khai, để khẳng định đường lưỡi bò của mình, thì VN lại ra sách trắng công khai tuyên bố chính sách 4 không, khẳng định không liên minh quận sự.

Tại sao từ chính sách ba không chuyển thành bốn không, chả có gì thật sự là mới mà VN lại phải ra sách trắng vào thời điểm này? Câu trả lời chỉ có thể là họ muốn chính thức chuyển một thông điệp làm yên lòng TQ: Chúng tôi chấp nhận không liên minh với Mỹ để chống TQ, Hiểu một cách khác, chúng tôi sẽ không làm gì với những tranh chấp chủ quyền mà TQ mới tuyên bố tại biển Đông, chúng tôi gác vấn đề chủ quyền để cùng TQ khai thác hưởng lợi tại biển Đông.

Cuối cùng, tại sao VN phải hối hả làm cùng một lúc một loạt những việc liên quan đến TQ như kiểu “cưới chạy tang” vào thời điểm cuối năm 2019 như vậy? Câu trả lời dễ chỉ có thể là năm 2020 đã quá gần, sức ép ông chủ TQ ngày càng lớn. Những gì thuộc quy trình Thành Đô như: Đặc khu kinh tế trên biển, miễn thị thực, cam kết lời hứa năm xưa phải được thực hiện, để chứng minh sự trung thành với TQ.

Tóm lại, tôi và anh bạn của tôi thống nhất khẳng định: Nói về Thành Đô là nói đến việc, đảng cộng sản VN vì sự tồn tại của mình, đã lấy đất nước VN ra để ngã giá, đổi lại sự che trở của đảng cộng sản TQ.

Tôi đoán biết, các bạn tôi tại Bộ Ngoại giao, trước sau cũng sẽ đọc được bài viết này của tôi. Tôi thiển nghĩ, các bạn nên đưa những gì tôi viết ở trên ra mổ xẻ, phân tích, tìm ra lối tránh vết xe đổ mù quáng của lớp lãnh đạo trước đây. Nếu để đất nước chìm sâu vào sự lệ thuộc TQ, chính các bạn là người có lỗi đầu tiên, như tướng Lê Mã Lương nhận định, vì các bạn là những người hiểu biết, tỉnh táo và sáng sủa nhất trong giới lãnh đạo hiện nay.

//

Bùi Anh Trinh_ Kiều Chinh và câu tự hỏi “Tôi đã làm gì nên tội”!

From: QT Tran Fwd chuyển tiếp; Cám ơn_TN
Sent: Friday, April 26, 2019, 
Subject: Kiều Chinh.
==============================================

Kiều Chinh và câu tự hỏi “Tôi đã làm gì nên tội

*

Bùi Anh Trinh

Hoàng Lan Chi viết: tại Facebook, chúng tôi dễ dàng share các tin, video về những ngày tháng cuối tháng 4. Mail có phần hạn hẹp hơn. Sau nữa, cá nhân tôi không đủ sức vừa take care tin ở Facebook, vừa ở mai cá nhân, vừa ở các diễn đàn. Do đó, khi tôi gửi “Facebook của Hoàng Lan Chi từ..” thì trong đó có đầy đủ các tin và video hơn.

Bên cạnh những gương anh hùng, gương tuẫn tiết, chúng ta cũng nên xem lại bài cũ viết về các “khuôn mặt cộng đồng” để người quốc gia có một cái nhìn đúng đắn hơn về họ.
Hoàng Lan Chi 

******************

 

Báo Orange County Register: “Kiều Chinh chuẩn bị bước lên khán đài với bộ đồ màu sẫm và búi tóc trông rất đài các. Một lát sau, bà nói chuyện trước đám đông trong một sân có cả ngàn chỗ đậu xe thuộc khu Little Sài Gòn. Đây là lần đầu tiên bà xuất hiện tại Quận Cam sau khi bà dự lễ khởi công xây dựng một ngôi trường thiện nguyện được bà tài trợ tại quê hương Việt Nam…

Đèn truyền hình chiếu sáng khi Kiều Chinh rảo bước qua khán đài được trang hoàng với các dải băng màu đỏ và vàng, màu của lá cờ Nam Việt Nam ngày xưa. Bà bước đến máy vi âm, chờ đợi tiếng vỗ tay”.

Nhưng không một tiếng vỗ tay hoan hô… Thay vào đó là những nét giận giữ không hề phai trên khuôn mặt những người cùng thế hệ với bà… Một người đàn ông hét lên một từ ngữ thóa mạ nặng nề nhất đối với người Việt tị nạn tại Little Sài Gòn: “Cọng sản!”.

Tiếng hét này muốn chỉ về bà. Nhiều tiếng hét tiếp theo “Cọng sản! Cọng sản! đi xuống”. Miệng của bà méo đi trong xúc động và bối rối, nhưng bà không thốt được nên lời.. Một người trong ban tổ chức đã dìu Kiều Chinh rời khỏi khán đài. Bà tự hỏi trong nước mắt: “Tại sao tôi lại gặp cái cảnh này?! Tôi đã làm gì nên tội?”

Đó là năm 2000, một năm sau biến cố chính trị “Trần Trường” tại Quận Cam. Người ta không chấp nhận Kiều Chinh đi ngược lại công cuộc đấu tranh của người Việt Nam. Trong 53 ngày đêm biết bao nhiêu tiếng gào thét uất hận và biết bao nhiêu nước mắt của người Việt đã đổ xuống trước sân tiệm Hitek của ông Trần Trường, người ta dứt khoát đòi CSVN phải trả lại quyền làm người cho dân tộc Việt Nam.

Trong khi đó bà Kiều Chinh âm thầm trở về Việt Nam để cùng CSVN “xây dựng lại đất nước”. Người ta coi đó là hành động phản bội, cũng giống như Jane Fonda đã tươi cười ngồi lên chiếc ghế của một khẩu súng phòng không tại Hà Nội trong khi máu của thanh niên Mỹ đang tuôn chảy tại chiến trường Việt Nam; rõ ràng là Jane Fonda đã phản bội. Kiều Chinh cũng vậy, bà ta thật ngây thơ khi tự hỏi: “Tôi đã làm gì nên tội?”

Chúng ta có thể tha thứ

Báo Orange County Register đã viết lên nhận xét của bà Kiều Chinh đối với những người Việt tị nạn như là ông Võ Đại Vạn: “Ông ta là một sĩ quan Hải quân khi Sài Gòn sụp đổ, và ông ta không thể quên nổi đau về việc đất nước của ông ta bị đánh bại. Và ông ta không thể tha thứ “. Bà cho rằng giờ đây những cựu quân nhân VNCH không chịu về VN bởi vì họ mang mặc cảm của những người thua trận.

“Bà Kiều Chinh nói về cuốn phim “Catfish in Black Bean Sauce” mà bà là diễn viên: “Đối với tôi, thông điệp của cuốn phim là chúng ta là con người, chắc chắn có khi chúng ta phải phạm sai lầm. Tôi cho rằng điều quan trọng mà chúng ta có thể làm là thông hiểu lẫn nhau. Chúng ta có thể tha thứ và quên đi. Chúng ta chăm sóc và yêu thương lẫn nhau”.

Người Việt Nam đã nghe những lời kêu gọi tương tự trong Kinh Chúa, Kinh Phật. Có lẽ khi thốt lên những lời này thì trong thâm tâm Kiều Chinh nghĩ rằng bà đã từ bi và bác ái đúng như lời dạy của các đấng cứu thế…(!). Nhưng trong trường hợp này bà Kiều Chinh đã lầm. Cũng như trước đây minh tinh điện ảnh Jane Fonda đã lầm..

Lúc đó Jane Fonda cũng đã dùng những lời yêu thương để kêu gọi hãy dẹp qua chiến tranh. Tuy nhiên bà chỉ khơi động lòng yêu thương trong các con cái của Jésus Christ nhưng vô tình bà lại ủng hộ bạo lực của những đệ tử của Stalin và Mao Trạch Đông, chính họ là người chủ động gây ra chiến tranh, còn phía bên kia chỉ là bị động. Nếu bà muốn kêu gọi chấm dứt chiến tranh thì hãy kêu gọi bên chủ động tấn công hãy từ bỏ tham vọng chứ không phải kêu gọi những kẻ đang phải chống trả để tự vệ.

Các triết gia Tây Phương như Jean Paul Sart, André Gide cũng đã có một thời ủng hộ bạo lực đẫm máu của Staline, Mao Trạch Đông, Tito…. Nhưng rồi đến năm 1979 thì chính Jean Paul Sart đã hô hào cho một chương trình quyên góp, thuê những chiếc tàu đi vớt người Việt Nam tị nạn đang bị trôi dạt trên Biển Đông. Triết gia đã gặp những người Việt Nam tị nạn; và ông hiểu vì sao người ta phải tránh xa cái chế độ đó, kể cả bằng cái giá là sự chết. Còn Adré Gide thì sống trong ân hận không nguôi.

Cái sai, cái ác vẫn chưa qua

Bà Kiều Chinh cho rằng cái chế độ đó đã chấm dứt từ 25 năm về trước, bà cho rằng nó đã qua. Nhưng hiện nay, ngay khi bà đang ngồi nói chuyện với cháu của bà trong quán cà phê thì vẫn có 2 công an theo dõi bà. Vậy thì chuyện sẽ xảy ra như thế nào cho những người nói xấu chế độ trong cái quán cà phê đó?

Chỉ vì lỡ nói xấu chế độ tại một quán cà phê mà cha của bà phải lãnh cái án 5 năm tù, và anh của bà đã bị 5 năm tù vì tội chơi nhạc chính trị ngoài luồng; thì ngày nay Nguyễn Xuân Tụ bị tù vì tội nói xấu chế độ và Phạm Hồng Sơn cũng vào tù vì tội dịch tài liệu nói về nhân quyền của Hoa Kỳ. Chứng tỏ bà Kiều Chinh đã sai lầm khi bà cho rằng những chuyện đó đã qua.

Càng sai lầm hơn nữa là không những chuyện đó đang xảy ra trong hiện tại mà nó sẽ diễn ra trong tương lai bất tận. Không phải là những chuyện oan khiên đơn giản mà còn có biết bao nhiêu oan khiên còn thê thảm hơn vậy nữa.

Nếu bà Kiều Chinh chịu khó xem tin tức hằng ngày tại Việt Nam thì bà sẽ biết hiện nay mỗi ngày có bao nhiêu bé gái Việt Nam bị bán sang nước ngoài để làm điếm. Hiện nay mỗi ngày có bao nhiêu người con gái Việt Nam cắn răng bước chân ra xứ lạ để làm vợ người ta với 9 rủi 1 may nhằm cứu vãn kinh tế gia đình. Thỉnh thoảng báo chí loan tin có những cô gái Việt Nam chịu nhục nhã, cởi quần áo cho khách buôn người xem xét như là xem xét một món hàng?

Thế nhưng không có một ai lên tiếng chịu trách nhiệm về những thảm cảnh đó. Và cũng không ai dám lên tiếng bắt ai đó phải chịu trách nhiệm. Trong khi mọi người đều biết đây là trách nhiệm của những người cầm quyền. Nhưng rõ ràng những kẻ đang nắm quyền hiện nay đã có thái độ vô tư với những chuyện đó. Họ coi như nó không hề xảy ra trên cõi đời này. Thậm chí những nạn nhân đến cầu cứu họ thì họ lại đứng về phe kẻ ác mà hăm họa bịt miệng các nạn nhân. Vậy thì có nên truất phế cái chế độ vô nhân đó đi hay không?

Tha thứ cho kẻ cướp đã lấy những cái mà mình vứt bỏ?

Bà Kiều Chinh nói với phóng viên Orange County Register: “Tôi đã có một ngôi nhà đẹp tại Hà Nội và tôi mất nó. Tôi cũng đã có một ngôi nhà đẹp tại Sài Gòn và tôi cũng mất nó. Vì thế hiện nay tôi đang có một căn nhà khác, nhưng tôi sẽ chẳng quan tâm nếu tôi lại mất nó”.

Bà đã thản nhiên vứt bỏ những căn nhà của bà bởi vì bà kiếm ra nó dễ dàng quá, nó chỉ là một góc sự sản của bà. Sau khi vứt bỏ căn nhà ở chỗ này thì bà lại có một căn nhà khác tại chỗ kia to đẹp hơn, cho nên bà có thể bình thản khi nghĩ tới những lần mất nhà.

Không thể so sánh với niềm đau mất nhà của những người khác, nhất là những phụ nữ khác. Căn nhà của họ tuy không đáng giá là bao so với nhà của bà Kiều Chinh nhưng nó là máu, là thịt của họ. Họ đã nhịn ăn nhịn mặc, bắt cả chồng con dè xẻn để dồn vốn liếng mà tạo dựng lên căn nhà đó. Họ không đủ sức mua liền một lúc như bà Kiều Chinh. Mà họ phải đi gom từng viên gạch, từng hòn đá để lần hồi tạo dựng nên nó. Mới đầu chỉ là cái túp lều khiêm tốn, nhưng rồi với mồ hôi và công sức mới trở nên một ngôi nhà khang trang.

Họ thuộc từng viên gạch trong nhà, họ nhớ xuất xứ của từng thanh sắt đổ sàn bê tông và họ nhớ cả những lần điếng người lo chạy nợ để thanh toán tiền vật liệu hay tiền mua đất. Nhưng họ vẫn vui vì căn nhà đã thành hình trong tiếng cười của trẻ thơ, tiếng nô đùa hằng ngày của con trai, con gái của họ.

Nhưng họ lại không mất nhà một cách đơn giản như bà Kiều Chinh. Nói cho đúng ra là bà Kiều Chinh đã chủ động từ bỏ những ngôi nhà đó mà ra đi. Còn những người phụ nữ khác lại không được như vậy, họ bị đuổi ra khỏi nhà vào nửa đêm với mỗi người hai cái xách trên tay.

Họ ra khỏi nhà trong tiếng gào của mẹ già, trong tiếng khóc của con nhỏ, dưới họng súng của quân ăn cướp. Nửa đêm mẹ con, bà cháu chợt hốt hoảng thấy mình bơ vơ giữa gió lạnh, không biết đi về đâu, sống làm sao, trong khi không biết người chồng có còn sống trong trại tù hay không; hay là đã bị chôn sống trong một rừng hoang nào đó. Dĩ nhiên là những đứa bé cũng không thể nào quên.

Vậy thì ngày nay những người phụ nữ đó có nên trở về VN như bà Kiều Chinh hay không? Về để nhìn lại căn nhà của mình đang bị quân ăn cướp chiếm ngụ? Về để nhìn con cháu mình đang còng lưng cúi đầu làm trâu ngựa cho quân gian tà? Về để thấy cảnh ăn chơi phè phỡn trên lưng của bà con thân thuộc của mình?!…

Bà Kiều Chinh mạnh miệng cho rằng con cháu sẽ phán xét giữa tinh thần tha thứ của bà với tinh thần hận thù của những ông sĩ quan VNCH. Nhưng có lẽ không cần đợi đến con cháu. Chỉ cần nghe những lời tuyên bố được lập đi lập lại của bà Jane Fonda, rằng bà ta sẽ ân hận cho tới khi xuống mồ… thì đủ biết ai đúng ai sai..

Trước khi nói lên lời tha thứ cho CSVN thì bà Kiều Chinh đã có bao giờ nghĩ tới chuyện nói lên lời cám ơn những người đã đổ máu ra vì tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam hay chưa? Và bà nghĩ bà có đủ tư cách để nói lên lời cám ơn họ hay không?

Bùi Anh Trinh
—————————————–

//

Thêm ‘tình tiết’ về TCS, 1 kẻ “ăn cơm QG thờ ma VC”!

Vô Vi to Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa – March 2

Image may contain: 1 person, smiling, eyeglasses`
MỘT CHÚT CHI TIẾT CHÓ MÁ VỀ THẰNG KHỐN NẠN TRỊNH CÔN SƠN./- Mt68
***Mt68 Trích y 1 đọan bài viết của Hòang Hải Thủy:

Trịnh công Sơn kể về: Thời kỳ trốn lính

“Tôi có được hai năm sống thong dong hợp pháp như tất cả mọi người đàng hoàng đứng đắn trên mặt đất. Muốn được thế, tôi đã phải đánh đổi bằng gần sáu mươi ngày nhịn đói tuyệt đối trong hai năm, mỗi năm 30 ngày nhịn đói liên tiếp trước khi trình diện khám sức khỏe để nhập ngũ, để đạt được cái mức độ không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để làm một người lính. Nhưng muốn xuống kí-lô nhanh còn phải không ngủ và uống thêm thuốc Diamox, một thứ thuốc rút nước trong các tế bào ra. Qua năm thứ ba tôi không ra trình diện nữa vì thấy không đủ sức khoẻ để nhịn đói nữa. Trốn lính gần như là một cái “nghề” đầy tính chất phiêu lưu của hàng triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. Thái độ phản kháng ấy, dù được nhìn dưới một góc độ nào đó còn mang tính thụ động, vẫn phải được nhắc đến như một nốt nhạc trong trẻo đã ngân lên trong một giai đoạn u ám, nhiễm độc, giữa những đô thị miền Nam.

Tôi đã sống lang thang như một kẻ vô gia cư, vô định trú thứ thiệt. Thời gian không lâu, chỉ kéo dài khoảng ba năm, đó là lúc tôi sống cùng một số sinh viên trốn lính khác trong những căn nhà tiền chế tồi tàn bỏ trống ở khu đất sau Trường Đại học Văn khoa. Ở đây có một lợi thế là rất hiếm bị cảnh sát khám xét. Vào thời điểm ấy, trên khoảng đất trống lại mọc thêm cái trụ sở Hội Hoạ Sĩ trẻ bằng gỗ. Đêm ngủ của tôi cứ thay đổi từ trên cái ghế bố trong túp lều này qua cái mặt nền xi măng của trụ sở hội nọ. Việc ăn uống đã có hàng quán dọc đường. Rửa mặt, đánh răng thì mỗi sáng vào phòng vệ sinh của những quán cà phê quen, chỉ có việc mang theo khăn, kem và bàn chải đánh răng.

Thế đấy, nhưng chính những năm này là những năm sôi động nhất của đời tôi. Sống trong tình trạng bấp bênh như thế tôi vẫn phải làm việc không ngừng để sống. Tôi vẫn viết đều tay và vẫn tiếp tục đi hát. Những ca khúc của tôi được in ra từng tờ rời và từng tuyển tập. Công việc in ấn và phát hành do người em ruột của tôi, cũng trốn lính, chăm lo. Việc in ấn càng lúc càng khó khăn, nhất là sau khi có lệnh tịch thu của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của tôi. Cảnh sát lúc bấy giờ vào tận các nhà in để truy lùng. Thế là phải đổi kế hoạch. Thay vì in trong một nhà in, nay phải rải ra trong ba bốn nhà in khác nhau. Tịch thu nơi này còn nơi khác, và dĩ nhiên, chuyện đi đứng không phải dễ dàng. Đi từ một nhà in ở vùng Sài Gòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi.

Sau lệnh tịch thu, tất cả báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin . Các hãng thông tấn và truyền hình truyền thanh nước ngoài ào ạt đổ xô về những nơi ăn chốn ở rất là ” híp-pi” đó của tôi càng lúc càng đông. Mỗi ngày trung bình ít lắm cũng phải ba lần phỏng vấn, thu hình, thu mặt. Tôi bỗng trở nên người nổi tiếng bất đắc dĩ.

Ban đầu sự kiện này cũng mang đến cho tôi chút niềm vui nhưng càng về sau càng trở thành một tai nạn. Ký giả, chuyên viên TiVi ngoại quốc săn đuổi tôi đến những chỗ tôi lánh mặt xa nhất. Từ Sài Gòn tôi ra Huế, chỉ vài hôm sau đã thấy có mấy mạng người đủ các màu da, xứ sở khác nhau xuất hiện ở cửa nhà tôi ở. Đời sống bỗng chốc mất đi cái tự do được quyền không nói năng, được quyền ngồi yên tĩnh một mình mà suy ngẫm cho đến nơi đến chốn bao nhiêu điều mình chưa biết trong cõi đời rộng lớn này. Tôi phải sống những khoảnh khắc phù phiếm trên báo chí và trước ống kính ấy cho đến mười ngày trước ngày thành phố được hoàn toàn giải phóng. Giờ đây sau hai mươi năm thành phố đã mang tên Bác, thỉnh thoảng vẫn còn những cuộc phỏng vấn của người nước ngoài, nhưng việc đó không còn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng nữa.

Nhẩm tính lại, tôi đã hùn hạp tất cả vốn liếng của mình vào cái đại gia đình trốn lính vừa tròn chẵn mười ba năm.

Đã qua hẳn rồi cái thời của “bèo giạt mây trôi”, của những giấc ngủ bị săn đuổi. ( sđd tr. 179-183 )

Nguyễn quang Sáng viết về: Anh Sáu Dân và Trịnh Công Sơn

Hơn hai mươi năm trước, đồng chí Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt “rủ” Trịnh Công Sơn và tôi đi khảo sát đất Trị An. Từ chuyến đi ấy Trịnh Công Sơn và tôi cũng như một số bạn bè gọi đồng chí Bí thư là anh Sáu — anh Sáu Dân — rất thân mật.

Buổi chiều trên đường từ Trị An về mưa gió mịt mù. Sơn và tôi ngồi trên xe jeep. Về đến nhà anh Sáu, áo của Sơn đổi màu mưa bụi. Còn tôi, nhờ có chiếc áo gió, áo trong của tôi còn sạch. Anh Sáu bảo chúng tôi đi tắm, rồi anh Sáu lấy một chiếc áo của anh cho Sơn mặc. Chiếc áo ấy Sơn vẫn để trong tủ áo của mình, ít ai biết.

Với tôi, anh Sáu là một nghệ sĩ, nghệ sĩ với con người chiến sĩ của anh. Không có khoảng cách về tuổi tác, cương vị xã hội, hai người nghệ sĩ ấy gặp nhau, trở thành đôi bạn chia sẻ nhiều nỗi niềm. Trong những năm khó khăn, cơm độn bo bo, có lần anh Sáu gởi gạo đến cho gia đình Trịnh Công Sơn. Anh Sáu tâm sự với Sơn “Anh em trí thức ở thành phố mình bỏ đi nhiều quá. Chúng ta làm sao giữ anh em lại, cùng xây dựng đất nước.” Sau đó Trịnh Công Sơn viết ca khúc “Em còn nhớ hay em đã quên“. Lần thứ hai, anh Sáu nói với Sơn “Trong lúc khó khăn này, làm sao mọi người đều có niềm tin, niềm vui, vượt lên khó khăn để xây dựng Thành phố…” Thế là Trịnh Công Sơn cho ra bài “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui“.

Anh Sáu về Trung Ương, làm Thủ Tướng, Cố Vấn BCH Trung Ương Đảng, mỗi lần về SàiGòn, anh hay gặp lại bạn bè. Trong những cuộc gặp gỡ ấy, thường có Trịnh Công Sơn. Bao giờ Sơn cũng ngồi gần sát anh Sáu, như không thể cách xa nhau. Anh Sáu kể về những chuyến anh đi thăm dân. Rồi ai có sáng tác nào mới, hát cho anh nghe. Trần Long Ẩn chuyên hát lời hai, lời ba. Nguyễn Duy đọc thơ, Trịnh Công Sơn chưa có bài mới thì tùy hứng hát bài cũ. Chị Sáu, vợ anh Sáu, nói “Sao mà tôi thích cái câu — sỏi đá cũng cần có nhau — sâu xa quá!“. Thế là Trịnh Công Sơn cầm đàn hát “Diễm xưa“. Thật khó có người nào hát những bài hát của Sơn hay bằng Sơn.

Anh Sáu nói anh vừa nghe Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ lúc 5giờ30 sáng, bình luận về ba nhạc sĩ lớn của Việt Nam: Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Đài Hoa Kỳ nói “Ca từ của Trịnh Công Sơn là lời của phù thủy“. Anh Sáu nói “Họ không hiểu nổi ý nghĩa nhiều tầng, nhiều góc ca từ của Trịnh Công Sơn, nên họ đành phải nói đó là lời của phù thủy”. Trịnh Công Sơn không ngạc nhiên về lời bình của Đài Hoa Kỳ mà ngạc nhiên: “Anh Sáu theo dõi kỹ vậy à? Thế mà anh em mình không ai biết“.

Một tối, anh Sáu rủ Sơn và tôi đến nhà. Anh lấy chai rượu Mao Đài đãi hai chúng tôi. Sơn uống và xỉn. Thế là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bắt đầu dạy Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm chánh trị.

– Anh đi Nhật mà không cho em cùng đi là yếu về chính trị. Người Nhật họ quý em lắm. Anh đi nước ngoài anh phải.., phải.., phải..

Anh Sáu và tôi cứ cười, Sơn thì cứ nói thao thao.

Một ngày cuối tháng Ba năm nay, tôi báo với anh Sáu là Sơn bịnh nhiều, Sơn đang nằm cấp cứu trong bịnh viện. Anh Sáu nói:

– Mai mình đi Hà Nội, sau Đại Hội Đảng mình về, mình sẽ đến thăm Sơn. Xem nước ngoài nào chữa được bệnh cho Sơn, mình tạo điều kiện để Sơn đi chữa bệnh

Nhưng không kịp nữa, chiều ngày 1/4/2001 tôi gọi điện thoại cho anh “Anh Sáu ơi! Sơn mất rồi…” Anh hỏi, anh nói nhưng tôi không nhớ gì, chỉ nhớ anh nói: “Đau lòng quá!” và chị Sáu kêu lên ” …. Buồn quá…”

//